TTXVN dẫn thông tin từ Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, cơ quan này vừa công bố danh sách 24 công ty có đủ năng lực để thực hiện tái chế nhiều loại sản phẩm, bao bì, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về năng lực, bảo vệ môi trường.
Trong số các công ty được công bố đầu tiên kể trên có 7 công ty đủ năng lực tái chế ắc quy, pin; 3 công ty đủ năng lực tái chế dầu nhớt; 4 công ty đủ năng lực tái chế sản phẩm điện, điện tử. Số còn lại là những công ty tái chế bao bì, carton.
Ngoài ra, có 2 tổ chức được ủy quyền tổ chức tái chế là Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy (VAMM) tại tỉnh Vĩnh Phúc với sản phẩm, bao bì được tái chế là ắc quy, pin, săm lốp, dầu nhớt và phương tiện giao thông; Công ty Cổ phần Tái chế bao bì – PRO Việt Nam tại TPHCM, tái chế về bao bì.
EPR là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia là cơ quan có nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu.
DANH SÁCH 24 CÔNG TY TÁI CHẾ DO VĂN PHÒNG EPR QUỐC GIA CÔNG BỐ:
Từ ngày 1/1/2024, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế EPR theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm hướng đến Kinh tế Xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho ba năm đầu tiên đối với săm lốp là 5%; các loại pin sử dụng cho phương tiện giao thông (như Li, NiMH) và pin sử dụng cho các thiết bị điện-điện tử là 8%; tỷ lệ tái chế bắt buộc đối với ắc quy từ 8-12%; bao bì là từ 10-22%; chai, lọ, hộp thủy tinh 15%.
Nguyên Tân