PT Gunung Raja Paksi Tbk (GRP) – công ty thành viên của Gunung Steel Group và là một trong những nhà sản xuất thép tư nhân lớn nhất ở Indonesia đang tiếp tục ủng hộ chương trình nghị sự bền vững của Indonesia, bằng cách khởi động một hệ sinh thái chuỗi giá trị cho ngành thép của nước này. Với mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép Indonesia, đồng thời thúc đẩy các mục tiêu bền vững, một cuộc thảo luận nhóm tập trung gần đây đã được tổ chức với các thành viên chủ chốt của Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Trung tâm Net Zero của Phòng Thương mại Indonesia (KADIN), Viện Tài nguyên Thế giới, PT Tata Metal Lestari (Tập đoàn Tatalogam) cũng như Đại học Indonesia cùng các đối tác khác.
Cuộc thảo luận nhóm tập trung sơ bộ bắt đầu một cuộc trao đổi quan trọng đối với ngành công nghiệp nặng và GRP nhằm mục đích đạt được những nội dung sau:
– Khám phá các mối quan hệ hợp tác và đối tác tiềm năng, với tầm nhìn và sứ mệnh chung để đạt được quá trình khử carbon và giảm phát thải khí nhà kính
– Dẫn đầu việc hình thành một hệ sinh thái dựa trên ngành công nghiệp xanh nhằm thúc đẩy tính bền vững và nâng cao nhận thức để hỗ trợ các mục tiêu của Chính phủ Indonesia nhằm đạt được Đóng góp do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contribution -NDC) và có mức phát thải carbon vào năm 2060, với lộ trình và kế hoạch làm việc thực tế và có thể đo lường được.
– Cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành thép quốc gia bằng cách áp dụng các nguyên tắc bền vững và tối ưu hóa Tiêu chuẩn Công nghiệp xanh của Indonesia. Tiêu chuẩn này sẽ được tất cả các tiêu chuẩn xanh quốc tế công nhận và khuyến khích các hoạt động xuất khẩu cạnh tranh.
– Nổi lên như một cộng đồng hàng đầu và trung tâm xuất sắc của ngành công nghiệp xanh bằng cách cung cấp các sản phẩm thép đẳng cấp thế giới, thân thiện với môi trường và các giải pháp tổng thể có công bố minh bạch về môi trường cho người tiêu dùng và nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia trong ngành là rất quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu, vì mọi sản phẩm đều được liên kết với các bên tham gia khác nhau trong ngành và lượng khí thải được tạo ra ở từng giai đoạn của chuỗi giá trị. Sản xuất thép là một ví dụ điển hình của chuỗi giá trị quan trọng, vì thép là vật liệu xây dựng cốt lõi được giao dịch giữa các quốc gia. Ngành thép toàn cầu là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm trên toàn cầu, đóng góp tới 4,1% tổng lượng khí thải CO2 của thế giới và khoảng 3,2% tổng lượng phát thải khí nhà kính. [Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới (World Resources Institute -WRI) năm 2007: Cắt lát bánh: Phương pháp tiếp cận dựa trên ngành đối với các thỏa thuận khí hậu quốc tế].
Với hơn 70% sản lượng thép toàn cầu hoạt động ở châu Á, ngành này phải đổi mới để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu trực tiếp và gián tiếp cũng như lượng khí thải CO2(*). Một kế hoạch dài hạn, đầy tham vọng cho ngành là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu khử cacbon và giảm lượng khí thải.
Ông Kimin Tanoto, Thành viên Ủy ban Điều hành của GRP cho biết: “Khử carbon và tính bền vững là những mục tiêu đầy tham vọng mà không một công ty đơn lẻ nào có thể đạt được một mình. Nó đòi hỏi sự hợp tác của mọi bên liên quan trong chuỗi giá trị. Chuỗi cung ứng hiện nay được kết nối với nhau hơn bao giờ hết. Để đạt được một hệ sinh thái bền vững hơn, chúng ta cần điều chỉnh các mục tiêu của mình và các kế hoạch hành động trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Gần đây, cuộc thảo luận nhóm tập trung là một bước quan trọng trong việc tập hợp các bên liên quan đa dạng và hiểu quan điểm của họ đối với sự bền vững. Bằng cách làm việc cùng nhau, chúng tôi quyết tâm đặt ngành thép của Indonesia thành một tiêu chuẩn cho sự bền vững có thể truyền cảm hứng cho các quốc gia khác noi theo”.
Chính phủ Indonesia cũng đã nêu rõ các kế hoạch của mình hướng tới sự bền vững. Đầu năm nay, quốc gia này đã tái khẳng định cam kết đạt được Enhanced Nationally Determined Contribution – ENDC (tạm dịch: Đóng góp do quốc gia tự quyết định nâng cao) để giảm lượng khí thải khoảng 31,9% một cách vô điều kiện và đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn. Đây là mục tiêu mà GRP và các đối tác cam kết hỗ trợ.
Ông Stephanus Koeswandi, Phó chủ tịch của PT Tata Metal Lestari phát biểu: “Cùng với GRP, chúng tôi đã khởi xướng cuộc trò chuyện xung quanh việc thiết lập một hệ sinh thái xanh thông qua diễn đàn như một cam kết giữa cả hai công ty thép nhằm tăng tốc và nâng cao mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060. GRP là nhà cung cấp chiến lược của chúng tôi và thông qua những nỗ lực của mình, chúng tôi đã cung cấp thép được sản xuất bền vững cho khách hàng tại hơn 16 quốc gia, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững của từng quốc gia”.
Sau các sáng kiến bền vững gần đây, bao gồm phát triển Sổ tay chiến lược môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) và nhắc lại cam kết giảm phát thải khí nhà kính thông qua Lộ trình Net Zero, GRP hình dung ra một tương lai khi thép carbon thấp sẽ trở thành vật liệu xây dựng cốt lõi trong mọi dự án cơ sở hạ tầng. Là một phần trong chiến lược ESG của mình, GRP đã hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của mình để đảm bảo tuân thủ và thống nhất các tiêu chí và tiêu chuẩn ESG. Lộ trình Net Zero của GRP phác thảo các bước cụ thể hướng tới khử carbon, bao gồm chuyển đổi nhiên liệu, tìm nguồn cung ứng năng lượng xanh và bù đắp carbon.
Thông tin về GRP
PT Gunung Raja Paksi Tbk (GRP) là công ty thành viên của Gunung Steel Group, một trong những doanh nghiệp sản xuất thép tư nhân lớn của Indonesia. Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 1970 tại Medan, Bắc Sumatra, bằng cách sản xuất thép nóng, sau đó tiến tới sản xuất dầm thép và tấm thép.
Với hơn 50 năm kinh nghiệm trong ngành thép, GRP có năng lực sản xuất 2,2 triệu tấn thép chất lượng cao mỗi năm được chứng nhận bởi các công ty cấp chứng chỉ chất lượng có uy tín trong nước và quốc tế. Hiện tại, GRP đã trở thành một trong những công ty thép tư nhân lớn nhất ở Indonesia.
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập: www.gunungrajapaksi.com