By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
    MultimediaShow More
    [HTV] Phóng sự: Net Zero từ Di sản
    NetZero.VN 11/03/2025
    VTV – Tạp chí Kinh tế đặc biệt 2025: “Net Zero – Quỹ đạo Mới”
    NetZero.VN 30/01/2025
    Hợp tác giảm phát thải, hướng tới Net Zero
    NetZero.VN 05/01/2025
    Net Zero Talks 03 / Du lịch: Câu chuyện Làng Nhỏ
    NetZero.VN 31/10/2024
    Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi
    NetZero.VN 09/10/2024
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Phát triển bền vững > Loạt định chế tài chính rút khỏi cam kết Net Zero: Doanh nghiệp Việt nhìn gì từ động thái của thế giới?
Phát triển bền vữngSự kiệnTài chính

Loạt định chế tài chính rút khỏi cam kết Net Zero: Doanh nghiệp Việt nhìn gì từ động thái của thế giới?

"Dù các quy định pháp lý là một phần quan trọng, động lực để doanh nghiệp hành động nên xuất phát từ việc nhận thức các tác động lâu dài của biến đổi khí hậu" - Chuyên gia nói.

NetZero.VN 15/05/2025
SHARE
(Ảnh minh họa)

Đầu năm 2025, những thay đổi đáng kể trong cam kết của các tổ chức tài chính lớn đối với các sáng kiến khí hậu đã xảy ra. Vào ngày 9/1, BlackRock – công ty quản lý tài sản hàng đầu thế giới với khối tài sản 11,5 nghìn tỷ USD – đã chính thức rút khỏi Sáng kiến Quản lý Tài sản Net Zero (Net Zero Asset Managers Initiative – NZAM).

Lý do công ty đưa ra là “sự nhầm lẫn về các nỗ lực khí hậu” và đối mặt với áp lực từ các chính trị gia.

Vài ngày sau, vào ngày 13/1, NZAM đã thông báo tạm dừng các hoạt động theo dõi và báo cáo của thành viên, đồng thời gỡ bỏ danh sách thành viên và các mục tiêu đã công bố khỏi trang web của mình để tiến hành đánh giá lại toàn bộ hoạt động trong bối cảnh mới.

Trước đó, vào đầu năm 2024, một vài tập đoàn tài chính lớn khác như State Street và JP Morgan, cùng với chính BlackRock, cũng đã rút lui hoặc giảm đáng kể mức độ tham gia vào liên minh Climate Action 100+.

Phát triển bền vững có còn là chiến lược cần thiết của doanh nghiệp?

Bà Phạm Minh Hương, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn PTBV & Chống Biến đổi Khí hậu, Công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Deloitte Việt Nam

“Khi nhiều tổ chức xin rút khỏi các Hiệp hội Phát thải ròng, liệu biến đổi khí hậu có còn là vấn đề thời sự hay không?” – bà Phạm Minh Hương, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn PTBV & Chống Biến đổi Khí hậu của Công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Deloitte Việt Nam nói tại Hội thảo chuyên đề “Quản trị công ty và Quản trị biến đổi khí hậu: Góc nhìn từ Minh bạch và hiệu quả”.

Hội thảo do Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức chiều 13/5.

Theo bà Hương, nguyên nhân cốt lõi của biến đổi khí hậu vẫn là các vấn đề ô nhiễm và phát thải khí nhà kính từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bà nhấn mạnh rằng, dù các quy định pháp lý là một phần quan trọng, động lực để doanh nghiệp hành động nên xuất phát từ việc nhận thức các tác động lâu dài của biến đổi khí hậu.

Để chuẩn bị ứng phó hiệu quả, các doanh nghiệp cần chủ động đánh giá rủi ro và tác động ngay từ bây giờ, từ đó xây dựng hệ thống ứng phó và khả năng phục hồi trước những hiện tượng thời tiết cực đoan. Thực tế, nhiều doanh nghiệp tiên phong, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu hoặc vốn đầu tư nước ngoài, đã và đang tích cực triển khai chiến lược phát triển bền vững.

Bàn về các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu Net Zero, bà Hương nêu một điểm đáng chú ý. Trong các biện pháp như giảm tiêu thụ nhiệt năng hay đầu tư công nghệ mới, việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng lại mang đến tác động lớn bất ngờ. Cụ thể, chỉ cần cải thiện 1-8% hiệu quả sử dụng năng lượng cũng có thể mang lại hiệu quả tương đương với việc cắt giảm 50% sản lượng điện than.

Như vậy, hành trình hướng tới Net Zero không nhất thiết đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ vào công nghệ mới hay thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh, mà có thể bắt đầu từ những giải pháp thiết thực và đơn giản nhất.

Trên thực tế, một số chuyên gia cho rằng, mặc dù có làn sóng rút lui tại các tổ chức như NZBA, NZAM, và Climate Action 100+, không phải tất cả các tổ chức đều ghi nhận tình trạng này. Áp lực chính trị từ phía các chính trị gia Đảng Cộng hòa tại Mỹ dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump được xem là yếu tố chính dẫn đến các quyết định trên.

Quản trị biến đổi khí hậu: Vai trò trung tâm của Hội đồng quản trị và Ban điều hành

Ông Simon C.Y. Wong, thành viên Ban Cố vấn Chuyên môn VIOD

Chia sẻ một góc nhìn khác về tính cấp thiết của hành động, ông Simon C.Y. Wong, thành viên Ban Cố vấn Chuyên môn VIOD và Trưởng khoa Tài chính Bền vững, Viện Lãnh đạo Phát triển Bền vững Cambridge (CISL), đã trích dẫn số liệu đáng báo động.

Một nghiên cứu của các học giả tại Viện Nghiên cứu Tác động Biến đổi Khí hậu Potsdam (Đức) cho biết, đến năm 2049, chi phí do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu có thể vượt quá con số 38 nghìn tỷ USD mỗi năm.

“Hành động vì khí hậu là cả một quá trình cho bất kỳ công ty nào,” ông Simon Wong nhấn mạnh.

Theo đó, ông Simon Wong cho rằng việc giám sát các vấn đề khí hậu cần được đặt trên một nền tảng cấu trúc quản trị vững chắc, từ cấp Hội đồng Quản trị (HĐQT) đến ban điều hành. Ban điều hành có trách nhiệm tạo dựng sự đồng thuận với HĐQT, trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao và lan tỏa cam kết này trên toàn tổ chức.

Việc xây dựng năng lực vững chắc về phát triển bền vững cho cả HĐQT và ban điều hành là yếu tố then chốt. Ông Simon cũng chỉ ra rằng vai trò của việc đảm bảo (assurance) trong các báo cáo và cam kết phát triển bền vững là một thách thức cần được các doanh nghiệp vượt qua để tăng cường tính minh bạch và tin cậy.

Trong khu vực ASEAN, ông Simon Wong nhận định, hầu hết các công ty đều đang ở giai đoạn đầu của hành trình Phát triển Bền vững. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy HĐQT đóng vai trò trung tâm trong hệ thống quản trị công ty và phải là người định hướng cho công ty thực hiện các hành động cụ thể liên quan đến khí hậu.

Tương tự các khu vực khác trên thế giới, tại Đông Nam Á, áp lực yêu cầu HĐQT của các doanh nghiệp phải dẫn dắt quá trình chuyển đổi khí hậu cũng đang ngày một gia tăng. Ví dụ, tại Malaysia, Bộ Quy tắc Quản trị Công ty đã quy định rõ ràng: “Hội đồng quản trị cùng với Ban Điều hành chịu trách nhiệm về quản trị tính bền vững trong công ty”. Bộ quy tắc này cũng yêu cầu HĐQT phải “cập nhật và hiểu rõ các vấn đề bền vững có liên quan đến công ty và hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm các rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu.“

Tại Thái Lan, ngân hàng trung ương nước này cũng yêu cầu các HĐQT của tổ chức tài chính phải “xác định định hướng chiến lược, khẩu vị rủi ro, chính sách chính và khuôn khổ tổng thể để giải quyết các thay đổi môi trường ngắn hạn và dài hạn.”

Để hỗ trợ quá trình này, việc áp dụng các khung tiêu chuẩn quốc tế có thể giúp tạo sự thống nhất và đồng bộ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp tiên phong tại Đông Nam Á thậm chí đã bắt đầu áp dụng cơ chế định giá carbon nội bộ như một công cụ thúc đẩy quá trình chuyển dịch vì biến đổi khí hậu.

Cuối cùng, ông Simon Wong nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập thông qua trải nghiệm (experiential learning). Đây là phương pháp hiệu quả để trang bị cho HĐQT những kiến thức cần thiết và niềm tin vững chắc để dẫn dắt thành công quá trình Quản trị biến đổi khí hậu trong doanh nghiệp của mình.

Linh Linh

TAGGED:Hội đồng Quản trị Việt NamNZAMQuản trị biến đổi khí hậuSáng kiến Quản lý Tài sản Net Zero
SOURCES:Nhịp sống Thị trường
Previous Article Envision công bố hợp tác chiến lược với Brazil để thúc đẩy chiến lược dầu xanh với Khu công nghiệp Net-Zero
Next Article Hà Nội quyết tâm giảm phát thải khí nhà kính trong quản lý chất thải
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?

Trào lưu quay clip ngắn quá trình tự trang trí không gian…

Thêm động lực phát triển điện mặt trời mái nhà

Chính sách đột phá cho phát triển năng lượng xanh Chia sẻ…

Khi 5 “nhà” bắt tay cho nông nghiệp xanh

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững không chỉ là xu thế…

Cà phê Net Zero 15 (Hà Nội): Sống thân thiện với môi trường và bền vững

Liên Hợp Quốc đã xác định: “Phát triển bền vững là sự…

ESG – “Bộ lọc mới” cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam

Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025 lần thứ ba mới…

Tín chỉ carbon rừng: Tài sản xanh mới cho kinh tế Việt Nam

Tín chỉ carbon rừng – Cơ hội từ tài nguyên vô hình…

Tương lai chuyển đổi xanh nhìn từ Nghị quyết 68-NQ/TW

Việt Nam đang bước vào một cuộc cách mạng thể chế toàn…

Đà Nẵng thúc đẩy giải pháp giảm phát thải khí nhà kính hướng tới Net Zero

Hội thảo khoa học về “Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp…

Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam

Điện Thái Hòa là một trong những công trình trọng yếu thuộc…

Chuyển dịch năng lượng xanh: Nền tảng “tư nhân hoá”

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Bình,…

Facebook Instagram Linkedin Twitter Youtube
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Blog
  • Diễn đàn
  • Multimedia
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account