Song hành với chủ trương của Nhà nước
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Hội nghị Thượng đỉnh Tham vọng Khí hậu đã được tổ chức long trọng trong tháng 9 năm vừa qua với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước và các tổ chức quốc tế. Tại sự kiện, Việt Nam khẳng định quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và với sự đồng hành, hỗ trợ đầy đủ của cộng đồng quốc tế, phấn đấu giảm nhanh lượng phát thải khí nhà kính đến 43,5% vào năm 2030 và đạt tỷ lệ năng lượng tái tạo hơn 70% vào năm 2050.
Song hành với chủ trương của nhà nước, với vị thế là doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ hàng đầu có ảnh hưởng sâu rộng đến hơn 100 triệu người Việt Nam, Masan cam kết phấn đấu cho mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Masan ý thức sâu sắc vai trò và trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội và không ngừng nâng cao các tiêu chuẩn về phát triển bền vững.
Theo đó, trong báo cáo thường niên mới nhất, doanh nghiệp này điểm rõ những trọng tâm trong năm 2024 bằng những hoạt động thực chất cho lộ trình đạt phát thải ròng bằng 0. Cụ thể, Masan sẽ có những định hướng và hướng dẫn cho các mảng kinh doanh và công ty con để có trách nhiệm thực hiện những hành động cụ thể phù hợp với ngành để quản lý rủi ro khí hậu và khử carbon.
Tiết giảm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo
Là một phần trong nỗ lực thực hiện mục tiêu khử carbon vào năm 2030, Masan tập trung vào việc sử dụng nguồn nhiên liệu tái tạo để cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Hiện tại, hơn 50% tổng năng lượng tiêu thụ của Masan và cơ sở của các công ty con là các nguồn tái tạo như sinh khối và nhiên liệu sinh học.
Trong năm 2023, Masan MEATLife (MML, công ty thành viên thuộc Masan) đã chuyển đổi thành công 1 trong 4 nhà máy sản xuất sang vận hành hoàn toàn bằng năng lượng sinh khối từ trấu và phế thải mùn cưa. Đồng thời, trang trại ở tỉnh Nghệ An của MML tận dụng phân heo để sản xuất khí sinh học, nhờ đó giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn điện bên ngoài. Theo thông tin từ doanh nghiệp, dù sáng kiến này đã góp phần vào việc tiết kiệm năng lượng, mục tiêu của MML là đưa trang trại này hoạt động hoàn toàn bằng sinh khối hoặc khí sinh học.
Tiếp nối hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả, Masan Consumer Holdings (MCH, công ty thành viên thuộc Masan) đã thành công đưa năng lượng sinh khối trở thành một nguồn năng lượng chính phục vụ hoạt động kinh doanh, với tỷ lệ sử dụng trung bình là 87% tại các cơ sở khác nhau. MCH đã tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng bằng cách tận dụng lượng nhiệt thất thoát trong quá trình chiên, tiệt trùng sản phẩm, tránh các quá trình làm biến đổi nhiệt, áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng. Để hoạt động này được tiến hành một cách hiệu quả, giảm nguy cơ thiệt hại, công ty đào tạo cho nhân viên, tập trung vào những lợi ích của việc tiết kiệm điện thông qua bảo trì máy móc và thiết bị định kỳ.
Tại Masan High-Tech Materials (MHT), doanh nghiệp khoáng sản của Masan, MHT đã thành công giảm công suất của bơm thu hồi nước tại hồ chứa Quặng đuôi Lưu huỳnh bằng cách điều chỉnh kích thước của ròng rọc.
Điều chỉnh này nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng vận hành máy bơm do tăng chiều cao phao (RL) từ 75m lên 117m và giảm yêu cầu về áp suất. Những nỗ lực tiết giảm năng lượng tiêu thụ của MHT đã được ghi nhận bằng việc đạt Chứng nhận Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2018. Chứng nhận có hiệu lực trong ba năm, bắt đầu từ ngày 16.12.2022 đến ngày 15.12.2025. Đây cũng là động lực thúc đẩy Masan triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng trong tất cả các cơ sở sản xuất và kinh doanh của mình.
Vào “TOP 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024”
Nhằm góp phần thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội Việt Nam, Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư đã tổ chức bình chọn cho cả 3 khối doanh nghiệp: doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp được bình chọn vào bảng xếp hạng đáp ứng các tiêu chí về: tăng trưởng ổn định, bảo vệ môi trường, quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội.
Hội đồng Thẩm định của chương trình gồm các lãnh đạo đến từ Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư, Ngân hàng HSBC, PwC Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED), Schneider Electric Việt Nam, Talentnet, Mekong Capital.
Tại sự kiện năm nay, bên cạnh vào danh sách TOP 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024 Masan còn vinh dự đạt giải cả 3 hạng mục E – Quản Lý Tài Nguyên Bền Vững S – Chiến Lược Nhân Sự Vì Sự Phát Triển Bền Vững; G – Quản Trị Doanh Nghiệp Xuất Sắc.
“Là 1 doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ với các sản phẩm dịch vụ cho 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam và là đối tác tin cậy của các nhà cung cấp, chúng tôi nhìn thấy vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng của tập đoàn trong việc nâng cấp chuỗi giá trị thực phẩm và đóng góp vào cam kết Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam. Việc này đòi hỏi một cách suy nghĩ khác về mô hình kinh doanh trong tương lai, trong đó phát triển bền vững không chỉ là quản trị rủi ro mà còn là cơ hội để tạo ra sự khác biệt đối với khách hàng, đối tác và cộng đồng xã hội. “Doing Well By Doing Good – Đó là con đường chúng tôi đi.”, ông Lê Bá Nam Anh – Giám đốc Cấp cao Thị trường vốn & Sáng kiến chiến lược, Thành viên Uỷ ban ESG Tập đoàn Masan chia sẻ tại sự kiện.
Trước khi khái niệm ESG được nhắc đến thường xuyên tại Việt Nam, Masan đã ý thức và chú trọng tới các hoạt động phát triển bền vững. Với kinh nghiệm hơn 28 năm phụng sự người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh có tác động nhất định đến hơn 100 triệu người Việt Nam, Masan thấu hiểu rằng ESG là một phần không thể thiếu trong tất cả các mảng kinh doanh của doanh nghiệp. Masan mong muốn đóng góp một cách có ý nghĩa vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời mang đến giá trị lâu dài cho các bên liên quan.
Mai Ngọc