By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Đời sống – Xã hội
    • Kinh tế – Doanh nghiệp
    • Khoa học công nghệ
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
    MultimediaXem thêm
    Triển khai 5 mục tiêu cụ thể thực hiện kinh tế tuần hoàn
    NetZero.VN 22/11/2023
    [Hành trình Net Zero] Nông nghiệp tuần hoàn – Đòn bẩy phát triển Kinh tế xanh
    NetZero.VN 11/11/2023
    Hành trình đưa những chai sữa “bền vững” gõ cửa từng người mua hàng
    NetZero.VN 08/11/2023
    [Hành trình Net Zero] Tạo thói quen dùng sản phẩm Xanh – Sạch thay thế túi nilon khó phân hủy
    NetZero.VN 04/11/2023
    [NhandanTV] Thị trường tín chỉ carbon – Cơ hội và thách thức
    NetZero.VN 31/10/2023
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Notification Xem thêm
Latest News
Nội các Italy thông qua sắc lệnh thúc đẩy năng lượng tái tạo
Năng lượng Thế giới Tin tức
Thiết lập khuôn khổ hợp tác về chuyển đổi năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản
Năng lượng Tin tức
Triển khai Quy hoạch Điện VIII: Việt Nam bước gần hơn đến mục tiêu Net Zero năm 2050
Bài viết Chính sách Năng lượng
TP.HCM xác định tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu
Bài viết Chính sách TP Hồ Chí Minh
Việt Nam thăng hạng trong Chỉ số Tương lai xanh 2023
Giáo dục & Truyền thông Tài nguyên & Môi trường Tin tức
Aa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Aa
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Đời sống – Xã hội
    • Kinh tế – Doanh nghiệp
    • Khoa học công nghệ
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Follow US
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Tài chính > Sáng kiến ESG Việt Nam 2023: Mô hình Kinh tế tuần hoàn và Kinh doanh bao trùm
Dự ánTài chính

Sáng kiến ESG Việt Nam 2023: Mô hình Kinh tế tuần hoàn và Kinh doanh bao trùm

ESG là cụm từ viết tắt của "Environmental" (Môi trường), “Social” (Xã hội), và “Governance” (Quản trị doanh nghiệp). Đây là khung đánh giá để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.

NetZero.VN 10/02/2023
SHARE

Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 (Vietnam ESG Initiative 2023) là chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững triển khai thực hành khung đánh giá ESG. Sáng kiến được hình thành trong khuôn khổ hợp tác giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm trong khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam. Sáng kiến này là một phần của Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (USAID IPSC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là chủ dự án.

Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 là một trong những nỗ lực góp phần vào thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và Quyết định 167/QD-TTg 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững. Việc áp dụng thực hành ESG sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi cung ứng xanh toàn cầu.

Là sáng kiến đầu tiên của USAID tại Việt Nam về ESG dành cho các doanh nghiệp, sáng kiến sẽ tài trợ thí điểm, triển khai hoặc nhân rộng 3 sáng kiến xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn và kinh doanh bao trùm, nhằm lan tỏa các mô hình kinh doanh bền vững với tổng giá trị hỗ trợ kỹ thuật lên tới 2 tỷ đồng.

Doanh nghiệp lựa chọn tham gia một trong hai, hoặc cả hai chủ đề sau:

  • Kinh tế tuần hoàn (tập trung vào các giải pháp loại bỏ lãng phí và ô nhiễm tại nguồn)
  • Kinh doanh bao trùm

Mô hình kinh doanh áp dụng các giải pháp của mô hình kinh tế tuần hoàn

Mô hình kinh doanh áp dụng giải pháp của mô hình kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường (Khoản 1, điều 142 Luật Bảo vệ Môi trường 2020).

Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 tập trung vào các cách tiếp cận và giải pháp loại bỏ lãng phí và ô nhiễm tại nguồn (upstream innovation), hướng đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững số 7, 8, 11, 12, 13, 14, 15, 17. Các doanh nghiệp có thể đổi mới sáng tạo trong bao bì (khái niệm, định dạng, thành phần và lựa chọn vật liệu đóng gói), sản phẩm (công thức, ý tưởng, hình dạng và kích thước sản phẩm), dịch vụ và mô hình kinh doanh (mô hình phân phối, chuỗi cung ứng, địa điểm sản xuất, dòng doanh thu) để tránh phát sinh lãng phí và ô nhiễm ở các khâu:

  • Thiết kế: Với mục tiêu gồm có tạo ra các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng về sau. Thiết kế trong kinh tế tuần hoàn không chỉ bao gồm thiết kế sản phẩm, mà còn cả thiết kế và tận dụng chất thải. Một số giải pháp tiềm năng bao gồm:
    • Loại bỏ bao bì: Bao bì không phục vụ chức năng thiết yếu sẽ bị loại bỏ trực tiếp. Ví dụ, bao bì phim trên hộp thiếc mua nhiều lần; hay Bao bì phục vụ một chức năng thiết yếu sẽ bị loại bỏ gián tiếp thông qua đổi mới, với chức năng được thực hiện theo một cách khác. Ví dụ, lớp phủ ăn được cho sản phẩm tươi giúp kéo dài thời hạn sử dụng, loại bỏ nhu cầu đóng gói.
    • Bao bì tái sử dụng được thiết kế để sử dụng nhiều lần, với mục đích dự kiến ban đầu, như một phần của hệ thống chuyên dụng để tái sử dụng. Bao bì tái sử dụng được đưa trở lại nền kinh tế thông qua việc rửa sạch toàn bộ bao bì còn nguyên vẹn.
    • Mô hình kinh doanh hướng tới người tiêu dùng để tái sử dụng; chuỗi cung ứng với bao bì tài sử dụng, v.v.
    • Vật liệu thay thế các vật liệu khó phân huỷ hay tạo rác thải.
  • Sản xuất: Bao gồm sản xuất sạch hơn (cleaner production), giảm phát thải, và thực hiện tuần hoàn vật liệu ngay trong khâu sản xuất.
  • Từ chất thải trở lại thành tài nguyên: Bao gồm tái chế chất thải, tái sử dụng tài nguyên (recycle waste, reuse resources). Vật liệu có thể được luân chuyển thông qua quy trình kỹ thuật ‘tái chế’ hoặc thông qua quy trình sinh học ‘ủ’ (và đối với một số vật liệu, quá trình phân hủy kỵ khí).
  • Hướng đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững nhằm giải quyết những thách thức phát triển lớn mà người dân Việt Nam và trên thế giới phải đối mặt:

Mô hình kinh doanh bao trùm

Mô hình kinh doanh bao trùm là mô hình kinh doanh huy động người thu nhập thấp tham gia trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; cung cấp hàng hóa, dịch vụ và sinh kế cho người thu nhập thấp trên cơ sở khả thi về thương mại và tạo ra các giá trị chia sẻ; trong đó, người thu nhập thấp có thể tham gia hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp với tư cách là nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc khách hàng.

Bốn lĩnh vực ưu tiên trong kinh doanh bao trùm gồm:

  • Người thu nhập thấp tham gia với vai trò người tiêu dùng/khách hàng/nhà phân phối sản phẩm và dịch vụ kinh doanh bao trùm: Người thu nhập thấp có thể tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng với giá cả phải chăng, giúp người thu nhập thấp nâng cao năng suất, tạo nguồn thu nhập mới, tạo cơ hội sinh kế mới cho người thu nhập thấp. Hướng đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững số 8, 9, 12, và 17.
  • Người thu nhập thấp tham gia với vai trò nhà cung ứng sản phẩm/dịch vụ cho mô hình kinh doanh bao trùm: Người thu nhập thấp được hỗ trợ trở thành nguồn cung đáng tin cậy hơn trong chuỗi giá trị; sử dụng đầu vào/tài nguyên bền vững hơn với chi phí thấp hơn, đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường, tiếp cận được thị trường/khách hàng mới hoặc mở rộng thị trường. Hướng đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững số 8, 12, 13, 14, 15 và 17.
  • Người thu nhập thấp tham gia với vai trò người lao động tham gia vào mô hình kinh doanh bao trùm tạo ra các giá trị chia sẻ: Người thu nhập thấp tham gia các Sáng kiến chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và bao trùm, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa thực phẩm (về mặt dinh dưỡng và/hoặc giá trị thị trường), cải thiện sức khỏe cộng đồng, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, lợi ích cho cộng đồng địa phương, hành động vì khí hậu, bảo vệ thiên nhiên môi trường; Doanh nghiệp chuyển đổi từ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp/cổ đông sang tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan nhằm mục tiêu phát triển bền vững lâu dài, xây dựng chuỗi giá trị đa dạng hơn, bền vững hơn về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Hướng đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững số 3, 8, 10, 12, 13, 14, 15 và 17.
  • Người thu nhập thấp tham gia với vai trò đồng sáng tạo (co-creator) mô hình kinh doanh bao trùm, tạo ra các giá trị chia sẻ: Người thu nhập thấp tham gia các mô hình kinh doanh theo cách tiếp cận du lịch giảm nghèo và du lịch bền vững ứng phó với tác động của COVID-19. Du lịch giảm nghèo nhằm mục tiêu gia tăng lợi ích ròng cho người nghèo/người thu nhập thấp, thúc đẩy sự liên hệ giữa các doanh nghiệp du lịch với người nghèo/người thu nhập thấp, người nghèo/người thu nhập thấp có thể tham gia một cách hiệu quả hơn trong việc phát triển sản phẩm du lịch. Du lịch bền vững nhằm mục tiêu giảm thiểu hoặc giảm nhẹ bất kỳ tác động không mong muốn nào đối với môi trường tự nhiên, lịch sử, văn hóa hoặc xã hội tại điểm đến du lịch, duy trì các lợi thế kinh tế và xã hội của phát triển du lịch, giúp tạo việc làm trong tương lai cho người dân địa phương. Hướng đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững số 1, 10, 12, 13, 14, 15 và 17.

Tìm hiểu thêm: https://main.ipsc.vn/esg

TAGGED: ESG, kinh doanh bao trùm, kinh tế tuần hoàn, Sáng kiến ESG Việt Nam, USAID Vietnam
SOURCES: IPSC
NetZero.VN 10/02/2023
Previous Article [VTV24] Thúc đẩy vốn tín dụng xanh
Next Article Điện khí hoá và giảm phát thải là ưu tiên toàn cầu trong năm 2023
Có thể bạn quan tâm ?
WB lập quỹ tín thác mới tài trợ các dự án giảm phát thải

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 10/10 thông báo sẽ thành lập…

Hội thảo “Chuyển đổi xanh và bao trùm cho phát triển bền vững ở các nước đang phát triển”

Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các chuyên…

Nhiên liệu điện tử (E-fuels) có phải một lựa chọn “xanh”?

Dầu hỏa điện tử, e-methane hoặc e-methanol đều là những ví dụ…

Phát triển điện gió ngoài khơi vẫn khó… do thiếu hành lang pháp lý

Ngày 12/4/2023, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)…

Bộ trưởng Bộ Công thương: Quy hoạch điện VIII ưu tiên cho năng lượng tái tạo

Tại Hội nghị Thủ tướng gặp mặt các nhà đầu tư nước…

More

Chính sáchSự kiệnTài chính

Phát triển thị trường carbon là chìa khoá để Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

NetZero.VN 24/11/2023
Chính sáchSự kiệnTài chính

Hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp

NetZero.VN 24/11/2023
Tài chínhTin tức

Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero)

NetZero.VN 23/11/2023
Chính sáchSự kiệnVideos

Triển khai 5 mục tiêu cụ thể thực hiện kinh tế tuần hoàn

NetZero.VN 22/11/2023
Facebook Instagram Linkedin Twitter Youtube
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Blog
  • Diễn đàn
  • Multimedia
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng

Removed from reading list

Undo
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?