By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Doanh nghiệp
    • Dự án
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Doanh nghiệp
    • Dự án
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Chính sách > Để ngành xây dựng và Việt Nam đạt mục tiêu “net zero”
Bài viếtChính sáchXây dựng & Giao thông

Để ngành xây dựng và Việt Nam đạt mục tiêu “net zero”

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những cam kết rất mạnh mẽ về giảm khí nhà kính, tuy nhiên đối với Việt Nam - một đất nước đang phát triển bên cạnh việc học tập kinh nghiệm của các nước cần có cho mình lộ trình riêng.

NetZero.VN 28/05/2024
SHARE
Thuyết trình về thách thức và cơ hội giảm khí thải nhà kính trong công trình xây dựng.

Ba trụ cột giảm khí thải nhà kính ở Việt Nam

Theo nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn Hồng Hải – Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đứng đầu, có 3 trụ cột chính để giảm khí nhà kính ở Việt Nam.

Thứ nhất, cam kết của Việt Nam về giải khí nhà kính, mục tiêu giảm phát thải; Thứ hai, căn cứ vào chiến lược, nhu cầu về xây dựng, đề án xây dựng nhà ở xã hội; Thứ ba, khi chúng ta có mục tiêu, cam kết trong NDC (đóng góp do quốc gia cam kết về ứng phó với khí hậu, bao gồm mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chính sách và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris), căn cứ vào nhu cầu tiềm năng giảm, tức số lượng nhà giảm, giải pháp thực hiện kế hoạch giảm đó như giảm carbon hàm chứa trong ngành vật liệu và giảm carbon vận hành của công trình.

Đối với Việt Nam, chúng ta luôn luôn cam kết với 2 mục tiêu: Có hỗ trợ từ nước ngoài Việt Nam sẽ giảm được khi nhà kính khoảng 27,7 triệu tấn; Không có cam kết hỗ trợ của nước ngoài mức giảm sẽ là 15,8 triệu tấn. Điều này cho thấy, Việt Nam cần sự hỗ trợ rất nhiều của cộng đồng quốc tế về khoa học công nghệ.

Giảm khí thải nhà kính, cũng gắn liền với mục tiêu về kinh tế, xã hội, căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội để có thể xây mới, cải tạo đúng đủ từ đó giảm lượng phát thải khí nhà kính. Theo đó, cần những tiêu chuẩn để có thể tính được khí thải nhà kính trong một công trình xây dựng tập trung vào giai đoạn xây dựng và vận hành.

Theo Cục Viễn thám Quốc gia (RSC), nguồn phát thải khí nhà kính trong công trình xây dựng hiện nay chiếm 13% là carbon hàm chứa và 87% carbon trong vận hành. Do đó để giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030, cần phải tập trung vào giảm carbon trong vận hành. Điều này là rất quan trọng để ngành xây dựng định hướng lộ trình giảm khí thải nhà kính.

Bên cạnh đó, việc giảm khí thải nhà kính không chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng mà cần phải có sự tham gia của tất cả các bộ phận từ kiến trúc sư, kỹ sư, cơ quan quản lý,… căn cứ theo giai đoạn của một công trình xây dựng là xây dựng, sử dụng, vận hành đến hết vòng đời của công trình từ đó xây dựng những chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Với đề án xây dựng trên 1 triệu căn nhà ở xã hội cùng nhiệm vụ giảm khí thải nhà kính cần nguồn lực rất lớn về tài chính và công nghệ, với một quốc gia đang phát triển, đây là một thách thức rất lớn. Trước tình thế khó, sự sáng tạo, không ngừng học hỏi càng được đẩy lên cao.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đã chia ra làm 3 nhóm giải pháp. Thứ nhất, thiết kế không thay đổi mức đầu tư – phục vụ đối tượng nhà ở xã hội; Thứ hai, chỉ thay đổi 5% tổng mức đầu tư và cuối cùng mới là giải pháp đầu tư công nghệ mới như: bê tông xanh, thép xanh, bê tông hấp thụ carbon hay những công nghệ tái chế rác thải.

Căn cứ vào những nhóm giải pháp trên, cũng cần có những lộ trình cụ thể như từ nay đến năm 2030 áp dụng giải pháp thiết kế không thay đổi mức đầu tư, để giành nguồn lực phát triển công nghệ trong giai đoạn từ năm 2030 đến năm 2050.

Cốt lõi để giảm được tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải, chúng ta cần giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Do đó, cần tác động từ khâu thiết kế làm sao để công trình tiêu thụ ít năng lượng, sử dụng các loại vật liệu carbon hàm chứa thấp.

Mở rộng công trình xanh tự nguyện

Công cụ để giảm khí nhà kính trong công trình xây dựng, cần có những quy chuẩn, tiêu chuẩn công trình xanh tự nguyện áp dụng trong một nhóm công trình. Thực tế, đối với tiêu chuẩn công trình xanh đến nay Việt Nam mới chỉ áp dụng được từ 2 – 5% (khoảng 430 công trình đạt chứng nhận công trình xanh), các nước tiên tiến có thể áp dụng từ 10 – 20%.

Tuy nhiên, chỉ trong đầu năm 2024, Việt Nam đã có khoảng 5.000.000 m2 sàn được đăng ký chứng nhận về công trình xanh (tăng lên 7%). Đây là sự chuyển dịch rất lớn, thể hiện sự đồng thuận cho một cam kết chuyển đổi xanh.

Có thể thấy, để giảm khí thải nhà kính trong công trình xây dựng cần rất nhiều yếu tố liên quan đến vấn đề kỹ thuật, chính sách, kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang thiếu rất nhiều quy chuẩn liên quan đến việc tính toán năng lượng cũng như tính toán carbon vòng đời của công trình. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành cùng các nước trên thế giới sẽ giúp ngành xây dựng cũng như Việt Nam đạt mục tiêu “net zero”.

Duy Trinh

TAGGED:xây dựng giảm phát thảixây dựng xanh
SOURCES:Tạp chí Chất lượng Việt Nam
Previous Article Để ESG không còn xa tầm với của doanh nghiệp
Next Article Cam kết giảm phát thải giúp Việt Nam tăng sức hấp dẫn
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật

Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi giá trị năng lượng sạch và pin lithium toàn cầu

Microsoft chi hàng trăm triệu đô mua carbon từ chất thải hữu cơ chôn dưới lòng đất

Phân loại xanh đã có, tiếp theo là gì?

Hộ dân có thể được hỗ trợ 2,5 triệu đồng lắp điện mặt trời mái nhà

Mâu thuẫn pháp lý đang cản trở mục tiêu xây dựng xanh tại Việt Nam

Tăng trưởng bền vững bắt đầu từ chiến lược

Bộ Công Thương họp trực tuyến với Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA)

Cởi trói cho 173 dự án năng lượng tái tạo: Không thể bê trễ hơn được nữa

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để không bỏ quên chữ S trong ESG?

Đằng sau việc Hà Lan phải hạn chế tiêu thụ điện

Xem thêm

Cà phê Net ZeroHà NộiXây dựng & Giao thông

Cà phê Net Zero 19 (Hà Nội): Quản lý và tái chế chất thải rắn Xây dựng theo mô hình liên kết Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp

NetZero.VN 14/07/2025
Bài viếtKhoa học & Công nghệXây dựng & Giao thông

Israel phát triển vật liệu xây dựng sinh học hấp thụ CO₂, thay thế xi măng

NetZero.VN 11/07/2025
Bài viếtXây dựng & Giao thông

Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm

NetZero.VN 06/07/2025
Bài viếtXây dựng & Giao thông

Xu hướng “carbon-neutral” và chứng chỉ xanh, hướng đi tất yếu trong phát triển dự án bất động sản tại Việt Nam

NetZero.VN 25/06/2025
Facebook Youtube Instagram Tiktok X-twitter Linkedin
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Dự án
  • Multimedia
  • Diễn đàn
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account