Hội nghị lần thứ 26 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết với thế giới về mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 (Net Zero) vào năm 2050.
Đây không chỉ là quyết tâm vì lợi ích quốc gia mà còn là mục tiêu phát triển tất yếu của giới, đồng thời cũng là luật chơi mới về kinh tế, thương mại. Tuy nhiên, việc “nhập cuộc” chuyển đổi như thế nào để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 không phải điều dễ dàng. Mới đây, tờ King & Wood Mallesons đã phân tích điều hướng quá trình chuyển đổi sang Net Zero ở Việt Nam.
Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất tại ASEAN. Nằm ở vị trí chiến lược tại trung tâm Đông Nam Á, tình về GDP, hay đầu tư trực tiếp nước ngoài và dân số có thu nhập trung bình, Việt Nam thuộc top quốc gia tăng trưởng đều trong thập kỷ qua. Tỷ lệ phát thải toàn cầu hàng năm của Việt Nam tương đối nhỏ – khoảng 0,88% vào năm 2021 – đối với dân số gần 100 triệu người, tương đương khoảng 1,2% dân số thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam lại là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu. Với đường bờ biển dài 3.260 km, có nhiều thành phố ở vùng trũng thấp, đặc biệt là vài năm gần đây hạn mặn là vấn đề nan giải ở đồng bằng sông Cửu Long. Hơn nữa, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới với tỷ lệ lũ lụt cao cùng với Bangladesh. Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam đã mất khoảng 10 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 do tác động của biến đổi khí hậu. Nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, biến đổi khí hậu có thể khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 12% đến 14,5% GDP hàng năm vào năm 2050 theo ước tính của Ngân hàng Thế giới.
Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết của Việt Nam về mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 vào tháng 7 năm 2022. Trong đó, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm không điều kiện 15,8% tổng lượng phát thải khí nhà kính (GHG) so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) và giảm có điều kiện 43,5% tổng lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).
Hiện nay, Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi sang phát thải ròng bằng 0. King & Wood Mallesons chỉ ra những cơ hội để Việt Nam chuyển đổi sang phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như: Giúp tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, khoáng sản và phát triển xe điện xanh. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối đầu với nhiều thách thức: tài chính xanh, vị trí địa lý, thảm họa thiên nhiên, an ninh năng lượng và thực phẩm.
Chuyển đổi năng lượng: Thách thức và những cơ hội
Hiện nay, ngành năng lượng ở Việt Nam đang đối mặt với hai thách thức lớn là sự phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch và tích hợp lưới điện để truyền tải năng lượng tái tạo.
Sự phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch đã khiến điện và nhiệt điện chiếm phần lớn lượng khí thải của Việt Nam. Lượng tiêu thụ điện đã tăng vọt cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng và gia tăng dân số. Tính đến năm 2020, mức tiêu thụ điện ở Việt Nam đã tăng gấp đôi – từ 89,94TWh lên 225,95TWh.
Các chính sách và ưu đãi rõ ràng của chính phủ sẽ đóng vai trò quan trọng trong con đường hướng đến phi carbon hóa của Việt Nam, một trong những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào than trên toàn cầu. Chính phủ và Thủ tướng Phạm Minh Chính tập trung vào việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng để giảm phát thải. Hơn 70% mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030 được lên kế hoạch đến từ sản xuất điện và nhiệt.
Chiến lược không phụ thuộc vào ngành than ở Việt Nam:
– Không có dự án điện than mới nào sau năm 2030 và loại bỏ dần công suất điện than sau năm 2035 (theo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050, phù hợp với các cam kết với tư cách là bên ký kết cam kết toàn cầu COP26).
– Chuyển đổi tất cả các nhà máy điện chạy bằng than sang nhiên liệu thay thế hoặc ngừng hoạt động vào năm 2050 theo Kế hoạch phát triển điện 8 (PDP8) được công bố vào ngày 15 tháng 5 năm 2023.
– Giảm sản lượng than trong nước xuống còn 33 triệu tấn/năm vào năm 2050 và giảm nhập khẩu than xuống còn 50 triệu tấn vào năm 2045 theo Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia (Masterplan), từ 41 triệu – 47 triệu tấn/năm vào năm 2030 và 85 triệu tấn vào năm 2035.
Việc tích hợp lưới điện để truyền tải các nguồn năng lượng tái tạo đã chậm trễ trong việc xây dựng các dự án, như ở nhiều quốc gia khác. Điều này hạn chế sản lượng điện sạch và là động lực cho các nhà đầu tư. Vốn đầu tư ban đầu cao cần thiết để giảm phát thải GHG không tương xứng với nhu cầu hạn chế của thị trường trong nước đối với công nghệ tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo. Như vậy, khí đốt sẽ đóng vai trò chuyển tiếp, với mục tiêu sản xuất khí đốt tự nhiên tăng từ 5,5 tỷ -15 tỷ CU (Đơn vị Carbon) m3/năm vào năm 2030 lên 10 tỷ -15 tỷ m3/năm vào năm 2050.
Ngoài ra, các vấn đề về khả năng thanh toán liên quan đến các thỏa thuận mua điện mẫu (PPA) cho các dự án năng lượng tái tạo là mối quan tâm chính của các nhà tài trợ có thể cản trở khả năng huy động vốn tài chính quốc tế cho các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn. Chương trình PPA trực tiếp (hoặc PPA doanh nghiệp) chưa được triển khai. EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đơn vị điện lực nhà nước) và các công ty con vẫn đang đóng vai trò là đơn vị mua điện độc quyền trên thị trường.
Các mức giá ưu đãi hấp dẫn (FiT) không còn áp dụng cho các dự án điện mặt trời, điện gió chưa đạt ngày vận hành thương mại theo đúng thời hạn quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Dù có đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành năng lượng ở Việt Nam vẫn còn mở ra nhiều cơ hội như phát triển năng lượng mặt trời, điện gió ngoài khơi, thủy điện, năng lượng sinh khối.
King & Wood Mallesons cho rằng, năng lượng mặt trời sẽ mang đến những cơ hội to lớn ở Việt Nam, cả về nhà sản xuất mô-đun quang điện mặt trời lớn thứ ba thế giới và sẽ là một trong những thị trường điện mặt trời phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2020, công suất tăng hơn 10 megawatt – nhiều hơn tất cả các nước ASEAN cộng lại.
Bên cạnh đó, điện gió ngoài khơi ở Việt Nam cũng có tiềm năng phát triển với đường bờ biển dài hơn 3000km. Theo PDP8, tổng công suất dự kiến phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam là 6.000MW vào năm 2030 và sẽ đạt tới 91.500MW vào năm 2050.
Thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sinh khối dự kiến sẽ cung cấp 48% công suất lắp đặt của Việt Nam vào năm 2030, tăng lên khoảng 63% vào năm 2050, theo PDP8 đầy tham vọng. Điều này làm tăng đáng kể mục tiêu Chiến lược quốc gia là đạt 33% thị phần vào năm 2030 và tăng vọt so với mức 15,3% được ghi nhận vào năm 2020.
Hà My
[…] Bài 1: Chuyển đổi năng lượng […]
[…] Bài 1: Chuyển đổi năng lượng […]