By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
    MultimediaShow More
    [HTV] Phóng sự: Net Zero từ Di sản
    NetZero.VN 11/03/2025
    VTV – Tạp chí Kinh tế đặc biệt 2025: “Net Zero – Quỹ đạo Mới”
    NetZero.VN 30/01/2025
    Hợp tác giảm phát thải, hướng tới Net Zero
    NetZero.VN 05/01/2025
    Net Zero Talks 03 / Du lịch: Câu chuyện Làng Nhỏ
    NetZero.VN 31/10/2024
    Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi
    NetZero.VN 09/10/2024
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Năng lượng > Hạn chế xuất khẩu khoáng sản quan trọng cản trở chuyển đổi năng lượng
Năng lượngThế giớiTin tức

Hạn chế xuất khẩu khoáng sản quan trọng cản trở chuyển đổi năng lượng

Các hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng đối với lithium, cobalt và các khoáng sản quan trọng khác đối với xe điện và năng lượng tái tạo có nguy cơ cản trở nỗ lực chuyển sang nền kinh tế xanh hơn, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Xu hướng này cũng báo hiệu quyền lực trong nền kinh tế xanh có thể chuyển từ các nước công nghiệp phương Tây sang nhóm nước đang phát triển giàu tài nguyên.

NetZero.VN 15/04/2023
SHARE
Quặng nickel được chế biến tại nhà máy thuộc sở hữu của PT Vale Indonesia, công ty con của Tập đoàn khai khoáng Vale (Brazil) tại Indonesia. (Ảnh: Jakarta Post)

Trong báo cáo công bố hôm 11/4, OECD, có trụ sở ở Paris (Pháp) cho biết trong thập niên qua, số lượng biện pháp hạn chế xuất khẩu, thường ở dạng tăng thuế, đối với các khoáng sản quan trọng, tăng hơn 5 lần. Cụ thể, từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2020, tổng số biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với khoáng sản công nghiệp tăng từ 3.337 lên 18.263. Hiện tại, khoảng 10% giá trị xuất khẩu nguyên vật liệu thô quan trọng trên toàn cầu đối mặt với ít nhất một biện pháp hạn chế xuất khẩu.

Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Argentina và Kazakhstan nằm trong số những nước đưa ra nhiều hạn chế xuất khẩu khoáng sản trong giai đoạn 2009-2020, theo OECD. Các nước này nắm giữ một số trữ lượng khoáng sản quan trọng lớn nhất. Trung Quốc không chỉ là chiếm ưu thế trong sản xuất magiê mà còn cả mangan.

Bắc Kinh đã tăng số lượng biện pháp hạn chế xuất khẩu nguyên vật liệu thô quan trọng cần thiết cho xe điện và năng lượng tái tạo như lithium, cobalt và mangan lên gấp 9 lần trong 11 năm trước năm 2021.

Nhìn chung, cho đến nay, các hạn chế xuất khẩu như vậy gây tác động không nhỏ trên thị trường nguyên vật liệu thô quan trọng trên toàn cầu, ảnh hưởng đến sự sẵn có và giá cả của của chúng.

OECD nhấn mạnh sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ đẩy tăng chi phí chuyển đổi sang năng lượng sạch. Điều này cũng báo hiệu sự chuyển đổi quyền lực tiềm tàng từ các nước công nghiệp hóa ở phương Tây sang các nước giàu khoáng sản.

OECD cho biết các nước công nghiệp hóa ở phương Tây có mức độ phụ thuộc nhập khẩu khoáng sản quan trọng lớn hơn vào các nước không thuộc OECD như Trung Quốc, Nga và Nam Phi.

Các chính phủ giàu khoáng sản từ Indonesia đến Chile và Panama, đang đàm phán lại các loại thuế khai thác tài nguyên, đưa ra lệnh cấm xuất khẩu quặng thô.

Indonsesia đã cấm xuất khẩu quặng nickel kể từ năm 2020 nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến trong nước. Lệnh cấm xuất khẩu quặng nickel của Indonesia bị Liên minh châu Âu (EU) khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhưng Indonesia khẳng định sẽ không thay đổi lập trường chính sách.

Theo Công ty tư vấn hàng hóa CRU, Indonesia là nhà sản xuất nickel lớn nhất thế giới, đóng góp 38% nguồn cung nickel tinh chế toàn cầu. Indonesia cũng nắm giữ 25% trữ lượng nickel của thế giới.

Nickel là một trong những kim loại quan trọng được sử dụng trong pin lithium-ion được sử dụng phổ biến ở xe điện.

Nhu cầu đối với các khoáng chất quan trọng như lithium, nickel và đồng tăng vọt trong thập niên qua này vì chúng rất quan trọng đối với tiến trình chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch. Ví dụ, xe điện sử dụng lượng đồng gấp ba lần so với xe động cơ đốt trong.

OECD lưu ý nhiều khoáng sản quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng tập trung ở chỉ ở một vài nước . Chẳng hạn, Cộng hòa Dân chủ Congo nắm giữ phần lớn lượng cobalt trên toàn cầu và Trung Quốc gần như độc quyền sản xuất magiê.

Nhu cầu toàn cầu đối với các khoáng sản như lithium, than chì và nickel , đóng vai trò thiết yếu trong lĩnh vực công nghệ xanh, được dự đoán sẽ tăng vọt trong những thập niên tới khi các chính phủ hướng tới mục tiêu phát thải zero ròng. Ví dụ, để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, OECD dự báo ​​nhu cầu lithium vào năm 2040 sẽ tăng gấp 42 lần so với hiện tại, trong khi nhu cầu than chì sẽ tăng gấp 25 lần.

Trong những năm gần đây, các nhà nhập khẩu lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tăng cường nỗ lực cắt giảm các hạn chế xuất khẩu đồng thời đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật thô quan trọng. Các chính sách như Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ và Đạo luật nguyên liệu thô quan trọng của EU khuyến khích phát triển nguồn cung thay thế tại địa phương và các thị trường thân thiện. Ví dụ, tháng trước, Mỹ và Nhật Bản ký một thỏa thuận song phương nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng và thúc đẩy việc áp dụng công nghệ pin xe điện.

Theo OECD, bất chấp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu tăng lên, nhu cầu đối với những khoáng sản quan trọng vẫn tăng. Giá trị thương mại trong lĩnh vực này tăng 38% trong giai đoạn 2009-2019 Lithium, thành phần quan trọng trong pin xe điện, có bước nhảy vọt lớn nhất với mức tăng 438%.

Nhu cầu gia tăng và nguồn cung thắt chặt đã gây áp lực lên giá cả và tính sẵn có của các khoáng sản như như đồng và lithium.

OECD cảnh báo các biện pháp hạn chế xuất khẩu, phần lớn được phép theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), có thể làm trầm trọng thêm tình hình. “Do vậy, tác động kinh tế toàn cầu tổng thể của các biện pháp này có thể rất lớn”,  OECD cho biết.

Lê Linh (Theo WSJ, Financial Times)

TAGGED:chuyển đổi năng lượng
SOURCES:KTSG Online
Previous Article Cần những bước tiến trong chính sách để duy trì đà phát triển năng lượng tái tạo
Next Article Động lực giảm phát thải của doanh nghiệp Việt và tiềm năng từ thị trường tín chỉ carbon
Mới cập nhật
Kinh tế xanh, “chìa khóa” để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng

Quyết định mới đây của Ủy ban nhân dân TP.HCM về việc…

Hội thảo “Tăng cường đổi mới và công nghệ hướng tới tăng trưởng xanh”

Trong thời gian qua, chuyển đổi xanh đã trở thành xu thế…

Honda Việt Nam đẩy mạnh xe điện và hybrid từ năm 2026 cho mục tiêu Net Zero

Bà Sayaka Arai, Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam (HVN)…

Dừng cấp vốn điện than, đặt nền móng cho tài chính xanh

Trong một báo cáo vừa được công bố gần đây bởi OXFAM…

Việt Nam – Nhật Bản hợp tác thúc đẩy các dự án nông nghiệp carbon thấp

Trọng tâm của giai đoạn hợp tác này là thúc đẩy các…

Thay đổi hành vi sử dụng năng lượng, hướng tới Net Zero

Trong thập kỷ gần đây, ngành năng lượng toàn cầu đã bắt…

WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu

Theo bài viết trên báo Die Welt của Đức, sự thay đổi…

TH thúc đẩy tiêu dùng xanh với “Ngày không sử dụng túi ni lông”

Chiến dịch do Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi…

EU đề xuất mua tín chỉ carbon bên ngoài để đạt mục tiêu khí hậu

Hãng tin Bloomberg đưa tin, đầu tháng Bảy tới, Ủy ban châu…

Các quốc gia đồng ý tăng 10% cho ngân sách khí hậu của Liên Hợp Quốc

Ngân sách của Cơ quan Khí hậu Liên Hợp Quốc sẽ được…

Xem thêm

Năng lượngSự kiệnThế giới

Châu Á chủ động dẫn dắt chuyển đổi năng lượng

VnEconomy 27/06/2025
Năng lượngThế giớiTin tức

Doanh nghiệp châu Á tăng tốc chuyển đổi năng lượng

The Saigon Times 18/06/2025
Bài viếtChính sáchNăng lượng

Việt Nam có lợi thế vượt trội để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo

NetZero.VN 13/06/2025
Chính sáchNăng lượngSự kiện

Hội thảo “Giải pháp chuyển đổi năng lượng hướng tới Net Zero”

Chinhphu.VN 30/05/2025
Facebook Instagram Linkedin Twitter Youtube
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Blog
  • Diễn đàn
  • Multimedia
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account