By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Doanh nghiệp
    • Dự án
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Doanh nghiệp
    • Dự án
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Chính sách > Kiểm kê khí nhà kính – Minh bạch để phát triển bền vững / Bài 3: Cơ hội để tái cấu trúc mô hình sản xuất
Bài viếtChính sáchTài nguyên & Môi trường

Kiểm kê khí nhà kính – Minh bạch để phát triển bền vững / Bài 3: Cơ hội để tái cấu trúc mô hình sản xuất

Khi áp lực giảm phát thải khí nhà kính không còn là lựa chọn mà trở thành nghĩa vụ, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã xem đây là cơ hội để tái cấu trúc mô hình sản xuất, hướng tới phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

NetZero.VN 27/07/2025
SHARE
Kiểm kê KNK không đơn thuần là thống kê, mà là bản đồ định vị phát thải của doanh nghiệp. (Ảnh minh hoạ)

Chủ động tiến xa hơn yêu cầu pháp lý

Kể từ khi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và các văn bản dưới luật chính thức có hiệu lực, trong đó Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định rõ các đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (KNK), nhiều doanh nghiệp đã phải thay đổi cách tiếp cận quản trị môi trường. Đáng chú ý là không ít doanh nghiệp đã chủ động tiến xa hơn yêu cầu pháp lý.

“Kiểm kê KNK không đơn thuần là thống kê, mà là bản đồ định vị phát thải của doanh nghiệp. Từ đó, họ mới có cơ sở để xây dựng các chiến lược cắt giảm hiệu quả,” bà Trần Thị Minh Hằng, chuyên gia ESG, cố vấn Tổ chức GIZ (Đức) nhận định.

Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam công bố báo cáo phát triển bền vững theo tiêu chuẩn GRI từ rất sớm. Từ năm 2022, doanh nghiệp này đã thực hiện kiểm kê KNK phạm vi 1, 2 và một phần phạm vi 3 – một xu hướng đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là tại các tập đoàn đa quốc gia.

Không dừng lại ở đó, Vinamilk còn tham gia vào Sáng kiến Net Zero của Liên Hợp Quốc, với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, hoàn toàn đồng bộ với Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Nghị quyết này nhấn mạnh việc “gắn trách nhiệm phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường của doanh nghiệp”.

“Việc kiểm kê khí thải giúp chúng tôi định lượng được rủi ro và xác lập chiến lược dài hạn. Đây không phải là chi phí, mà là đầu tư cho sự tồn tại bền vững”, Giám đốc Điều hành Phát triển Bền vững Vinamilk Nguyễn Quốc Khánh chia sẻ.

Vinamilk còn tham gia vào Sáng kiến Net Zero của Liên Hợp Quốc, với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Tương tự, với vị thế là tập đoàn đa quốc gia, Nestlé Việt Nam đã  thực hiện kiểm kê KNK theo tiêu chuẩn ISO 14064 và công bố kết quả hàng năm. Doanh nghiệp đã xây dựng bản đồ phát thải chuỗi cung ứng, đặt mục tiêu giảm 50% phát thải vào năm 2030 và Net Zero vào 2050.

“Chúng tôi cam kết không chỉ minh bạch với cơ quan quản lý mà còn với người tiêu dùng. Bởi sự minh bạch là yếu tố sống còn trong chuỗi giá trị toàn cầu,” bà Bùi Thị Hương, Giám đốc đối ngoại Nestlé Việt Nam cho biết.

Nestlé Việt Nam thực hiện kiểm kê KNK theo tiêu chuẩn ISO 14064, xây dựng bản đồ phát thải chuỗi cung ứng, đặt mục tiêu giảm 50% phát thải vào năm 2030 và Net Zero vào 2050.

Lợi thế từ minh bạch

Theo ông Lê Sơn Phong, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, việc hiểu rõ về phát thải KNK và tác động của nó đến môi trường là vô cùng cần thiết. Chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về các loại KNK phổ biến, nguyên nhân phát thải, hệ thống báo cáo và giá trị của việc áp dụng công nghệ xanh để giảm thiểu tác động.

Ông Phong cho rằng, thay đổi từ nhận thức đến hành động là con đường duy nhất để hướng tới một tương lai bền vững cho thế giới. Hướng tới mục tiêu Net Zero chính là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp trong việc đầu tư và khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, như: điện mặt trời áp mái, điện gió, năng lượng sinh khối…

“Việc chuyển đổi này không chỉ giúp giảm lượng khí thải, mà còn tăng tính tự chủ năng lượng và giảm chi phí dài hạn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, mỗi cá nhân và tổ chức cần có trách nhiệm và hành động ngay hôm nay để bảo vệ hành tinh của chúng ta cho mai sau”, ông Phong nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, thực hiện kiểm kê KNK không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tạo ra các cơ hội tài chính. Theo ông Lê Anh Tuấn, chuyên gia kiểm toán môi trường của UNIDO, các doanh nghiệp thực hiện kiểm kê đúng và minh bạch có thể tiếp cận được các quỹ tài chính xanh như GCF, JICA hay các khoản tín dụng carbon trong tương lai gần.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã cam kết tại COP26 và COP28 về Net Zero vào năm 2050, cũng như tích cực triển khai các đề án như VNEEP (Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả), việc kiểm kê KNK là bước đi tất yếu, được tích hợp trong các chiến lược quốc gia.

Theo ông Phạm Hoàng Anh, Vụ Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), hiện có 2.166 doanh nghiệp thuộc nhóm phải kiểm kê KNK theo quy định. Tuy nhiên, số đơn vị có năng lực nội tại thực hiện đúng và đủ vẫn còn hạn chế.

“Chúng tôi đang xây dựng hệ thống MRV (Giám sát – Báo cáo – Thẩm tra) đồng bộ và hướng dẫn doanh nghiệp từng bước. Các tổ chức như GIZ, JICA, UNDP cũng đang phối hợp đào tạo và chuyển giao công cụ kiểm kê,” ông Anh cho biết.

Xây dựng hệ thống MRV (giám sát – báo cáo – thẩm tra) đồng bộ và hướng dẫn doanh nghiệp từng bước.

Đừng để doanh nghiệp đơn độc

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Nhung, chuyên gia pháp lý môi trường đề xuất, Việt Nam cần xây dựng cơ chế ưu đãi thuế, tín dụng xanh và ưu tiên đấu thầu công để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào kiểm kê và giảm phát thải.

“Doanh nghiệp sẽ không thể đi một mình nếu thiếu sự hỗ trợ từ chính sách. Kiểm kê là bước đầu, giảm phát thải mới là đích đến,” bà Nhung nhấn mạnh.

Với cách tiếp cận thị trường tín chỉ carbon, Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định 150/QĐ-TTg tạo cơ sở pháp lý cho thị trường carbon hoạt động chính thức từ năm 2028, nông nghiệp Việt Nam có khả năng tạo ra khoảng 57 triệu tín chỉ carbon/năm, tương đương 57 triệu tấn CO2 giảm thải, mang lại nguồn thu mới từ việc bán tín chỉ, góp phần vào tiềm năng kinh tế lớn. Bên cạnh đó,

Thực tế, ở một dự án tại Cần Thơ (2004) đã thưởng tiền mặt cho nông dân trồng lúa giảm phát thải (500.000 – 2 triệu đồng/hộ), đồng thời tăng lợi nhuận 20% nhờ giảm chi phí về giống, phân bón.

Ngoài ra, xây dựng thương hiệu xanh cũng góp phần vào hiệu quả của giảm phát thải KNKở doanh nghiệp. Chẳng hạn, nông sản giảm phát thải dễ tiếp cận thị trường cao cấp (EU,Mỹ), nơi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn 15 – 30% cho sản phẩm bền vững. Ngành Tôm Việt Nam cũng đang chuyển sang mô hình “từng mắt xích xanh hoá” để đáp ứng tiêu chuẩn ESG của các tập đoàn đa quốc gia.

Với chính sách hỗ trợ về tài chính, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh sẽ được giảm 10 – 15% thuế thu nhập (theo Nghị định 06/2022).

Doanh nghiệp sẽ không thể đi một mình nếu thiếu sự hỗ trợ từ chính sách. Kiểm kê là bước đầu, giảm phát thải mới là đích đến. (Ảnh minh hoạ)

Về phương pháp hiệu quả để giảm phát thải KNK, hầu hết doanh nghiệp đã “cá nhân hoá” các phương pháp cụ thể chẳng hạn như: Sử dụng hiệu quả và tối ưu hoá năng lượng, nguyên vật liệu bền vững, ứng dụng công nghệ giảm phát thải, áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn,… giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon, góp phần vào nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Điển hình trong lĩnh vực sản xuất, theo ông Nguyễn Duy Ký, Phó Giám đốc Công ty CP Công nghệ cao Traphaco, số liệu ghi nhận sau khi vận hành giải pháp cùng với các chuyên gia đầu ngành thống kê, hiện doanh nghiệp đã giảm được lượng khí carbon 10% so với công nghệ sử dụng theo truyền thống.

Giải pháp trồng trọt, kỹ thuật “tưới ngập khô xen kẽ (AWD) giảm 30 – 50% lượng nước và 40% phát thải CH4 từ ruộng lúa; rơm rạ được quản lý một cách hiệu quả với giải pháp tái chế thành phân bón hoặc trồng nấm thay vì đốt, giảm 4 tấn CO2e/ha.

Giải pháp chăn nuôi, doanh nghiệp xây dựng nên “chuồng trại sinh học” sử dụng lớp lót trấu và vi sinh, giảm 80% mùi hôi và 50% phát thải CH4; sử dụng “thức ăn protein thấp” giúp giảm khí methane từ gia súc.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các nguyên tác của nền kinh tế tuần hoàn có thể chuyển đổi sâu sắc hoạt động sản xuất theo hướng bền vững. Các nhà sản xuất hoá chất có thể sử dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn để giảm chất thải và tối đa hoá việc sử dụng tài nguyên.

Hơn nữa, mô hình kinh tế tuần hoàn được vận dụng trong nông nghiệp. Chẳng hạn, “tận dụng phụ phẩm”, sử dụng rơm rạ bã mía được chế biến thành “than sinh học” giúp vừa giảm lượng phát thải mà còn vừa cải tạo đất. Ngoài ra, mô hình này giảm 20% chi phí sản xuất nhờ tái sử dụng tài nguyên và tạo thêm 5 – 7% doanh thu từ sản phẩm phụ, đây được gọi là “lợi ích kép”.

Việc cắt giảm phát thải KNK chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, hấp thụ khí nhà kính trong hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ là xu hướng, mà sẽ là bắt buộc các doanh nghiệp phải được thực hiện trong thời gian tới.

Sử dụng hiệu quả và tối ưu hoá năng lượng, nguyên vật liệu bền vững, áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn,… giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon, nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu. (Ảnh minh hoạ)

Cơ hội trong thách thức

Kiểm kê KNK từ một quy định bắt buộc, đang dần trở thành công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp định hình lại con đường phát triển. Nếu biết tận dụng, đây sẽ là cơ hội vàng để doanh nghiệp Việt vươn mình trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt khi các tiêu chuẩn ESG, carbon footprint đang ngày càng là “giấy thông hành” bắt buộc cho hàng hóa xuất khẩu.


Quốc Cường – Võ Nga

  • Bài 1: Vừa khởi động đã báo “lỗi hệ thống”
  • Bài 2: Bài toán khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
TAGGED:giảm phát thảikiểm kê khí nhà kínhsản xuất xanh
SOURCES:Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế Xanh
Previous Article Hội thảo quốc tế IFGTM 2025: “Các giải pháp quản lý và công nghệ xanh hướng tới phát triển bền vững và phát thải ròng bằng 0”
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật

Kiểm kê khí nhà kính – Minh bạch để phát triển bền vững / Bài 3: Cơ hội để tái cấu trúc mô hình sản xuất

Hội thảo quốc tế IFGTM 2025: “Các giải pháp quản lý và công nghệ xanh hướng tới phát triển bền vững và phát thải ròng bằng 0”

Đầu tư toàn cầu vào năng lượng nhiệt hạch tăng tốc

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Kiểm kê khí nhà kính – Minh bạch để phát triển bền vững / Bài 2: Bài toán khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Malaysia nói không với rác nhựa

Tăng cường tái chế, tái sử dụng tài nguyên hướng đến Net Zero

Tận dụng và tái chế – hướng tới du lịch Net Zero

Kiểm kê khí nhà kính – Minh bạch để phát triển bền vững / Bài 1: Vừa khởi động đã báo “lỗi hệ thống”

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 52 dự án năng lượng tái tạo ở Gia Lai

Xem thêm

Bài viếtDoanh nghiệpPhát triển bền vữngTài nguyên & Môi trường

Từ 2026, doanh nghiệp phát thải lớn bắt buộc kiểm kê khí nhà kính

NetZero.VN 14/07/2025
Bài viếtChính sáchDoanh nghiệpPhát triển bền vững

Doanh nghiệp Việt chạy đua minh bạch phát thải để giữ chuỗi cung

Báo Nông nghiệp và Môi trường 11/07/2025
Tài nguyên & Môi trườngThế giớiTin tức

Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu

Vietnam News Agency 02/07/2025
Bài viếtChính sáchDoanh nghiệpPhát triển bền vững

Không chỉ tuyên bố, doanh nghiệp Việt cần có lộ trình cụ thể để giảm phát thải

The Saigon Times 26/06/2025
Facebook Youtube Instagram Tiktok X-twitter Linkedin
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Dự án
  • Multimedia
  • Diễn đàn
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account