By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Doanh nghiệp
    • Dự án
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Doanh nghiệp
    • Dự án
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Tài nguyên & Môi trường > Malaysia nói không với rác nhựa
Tài nguyên & Môi trườngThế giớiTin tức

Malaysia nói không với rác nhựa

Người dân ở các nước giàu cứ tưởng rác nhựa do họ cẩn thận phân loại bỏ vào các thùng rác khác nhau sẽ được tái chế. Tuy nhiên thực tế, tính riêng ở Mỹ, chỉ khoảng dưới 10% rác nhựa là được tái chế, 90% được chở đi, lấp đầy các khu chứa rác thải, đốt bỏ hay đưa lên tàu đi đổ ở nước khác.

The Saigon Times 25/07/2025
SHARE
Một bãi rác tại vùng ngoại ô huyện Kuala Langat thuộc bang Selangor, Malaysia. (Ảnh: Reuters)

Tuần trước Malaysia, nước năm ngoái tiếp nhận 35.000 tấn rác nhựa từ Mỹ, nay quyết định cấm hết mọi chuyến tàu chở rác từ Mỹ vào nước họ. Năm ngoái Malaysia phát hiện hơn 100 containers chứa chất thải độc hại nhập từ Los Angeles nhưng ghi nhãn là nguyên liệu thô. Lúc đó, Bộ trưởng Môi trường Malaysia Nik Nazmi nói với báo chí: “Chúng tôi không muốn Malaysia biến thành thùng rác của thế giới”. Lệnh cấm tuần trước là cách hiện thực hóa phát biểu này.

Các nước phương Tây phải đối diện với vấn nạn rác thải nhựa vì có nhiều loại không thể tái chế do nhiễm thức ăn hay do có nhiều lớp, nhiều loại nhựa khác nhau. Vì thế chở đi đổ ở nước ngoài là một giải pháp được sử dụng từ lâu; loại hàng đặc biệt này thường được ngụy trang dưới lớp vỏ nguyên liệu nhựa. Trước năm 2018, Trung Quốc là nước tiếp nhận hơn một nửa lượng rác nhựa, giấy thải của thế giới, tạo nên một ngành kinh doanh sôi động. Tuy nhiên, đến năm 2018, Trung Quốc quyết định cấm nhập rác nhựa, giấy thải, gây xáo trộn ngành kinh doanh rác thải của nhiều nước. Năm nay, ngoài Malaysia, Thái Lan và Indonesia cũng tuyên bố cấm nhập rác nhựa.

Hiện nay tính trên quy mô toàn thế giới, mỗi năm loài người thải ra nửa tỉ tấn rác nhựa, gấp đôi con số cách đây hai thập niên. Một lượng rác nhựa lớn đang tràn ngập bờ biển, bờ sông; chim chóc, cá voi và nhiều động vật khác ăn phải rác nhựa là hình ảnh thường thấy. Tờ New York Times trích lời các nhà nghiên cứu cho rằng cứ mỗi phút lại có một xe tải rác nhựa đổ vào biển.

Vấn đề nằm ở chỗ rác từ các nước giàu chở sang các nước đang phát triển đâu có được tái chế như hứa hẹn; phần lớn cũng được đem đi đổ ra bãi rác hoặc đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Nói đúng ra Malaysia không trực tiếp cấm nhập rác nhựa từ Mỹ – họ cấm hết các chuyến tàu chở rác nhựa từ những nước chưa ký Công ước Basel, một hiệp ước quốc tế nhằm giảm thiểu việc vận chuyển chất thải nguy hại giữa các quốc gia, đặc biệt là hạn chế việc chuyển chất thải từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Mỹ là nước chưa ký Công ước Basel nên bị liệt vào danh sách các nước Malaysia cấm nhập rác nhựa.

Nội dung chính của Công ước Basel quy định các nước thành viên phải thông báo và có sự đồng ý của các nước liên quan trước khi thực hiện vận chuyển chất thải nguy hại. Riêng Malaysia tuần trước đã sửa Luật Hải quan để đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với rác nhựa nhập từ nước thành viên khác như rác của mỗi chuyến hàng chỉ được từ một loại nhựa, có nhiễm thứ khác tối đa 2%. Quy định như thế là nhằm giúp rác nhựa nhập vào sẽ được tái chế. Nhưng quy định này cũng là thử thách các loại rác nhựa thu gom từ người tiêu dùng khó lòng vượt qua.

Trong một e-mail gửi cho khách hàng, Steve Wong, Tổng giám đốc hãng môi giới rác nhựa toàn cầu Fukutomi, cho biết các chuyến tàu chở rác nhựa đến Malaysia “hầu như đã ngưng hẳn”. Hiện nay các nhãn hiệu lớn vận động Malaysia nới lỏng lệnh cấm để cho phép nhập các loại nhựa sạch, có thể tái chế để giúp họ đạt được mục tiêu tái chế. Các thương hiệu như Nestle, Coca-Cola hay Pepsi đều cam kết sử dụng nhựa tái chế trong sản phẩm của họ.

Các nhà phân tích cho rằng lệnh cấm của Malaysia sẽ buộc dòng chảy rác nhựa chuyển hướng sang các nước khác, kể cả các nước không đủ năng lực tái chế nhựa. Việc theo dõi dòng chảy mới này là cần thiết vì nhu cầu chuyển rác sang nước khác vẫn còn rất lớn. Họ cũng cho rằng các nước giàu cần có chính sách hạn chế sản xuất đồ dùng có thể biến thành rác nhựa như nhựa sử dụng một lần rồi quăng vào thùng rác.

Chẳng hạn, tiểu bang Illinois, Mỹ vừa có luật cấm các khách sạn lớn cung cấp cho khách các chai nhựa nhỏ, dùng một lần, chứa dầu gội đầu hay dầu xả (khách sạn nhỏ được gia hạn đến năm 2026 thì cũng phải tuân thủ). Cũng tuần trước, tiểu bang Delaware bắt đầu cấm các tiệm ăn cung cấp cho khách hộp xốp đựng thức ăn, que đảo thức uống bằng nhựa hay ly cocktail bằng nhựa. Tiểu bang này cũng yêu cầu nhà hàng chỉ trao cho khách ống hút nhựa khi khách có yêu cầu.

Chỉ đến khi các nước giàu đặt ra giới hạn cho lượng nhựa họ sản xuất hàng năm thì may ra vấn nạn chuyển rác nhựa từ nước giàu sang nước khác mới ngưng hẳn.

Nguyễn Vũ

TAGGED:Malaysiarác thải nhựa
SOURCES:KTSG Online
Previous Article Thủ tướng yêu cầu 9 địa phương và nhiều bộ khẩn trương tháo gỡ khó khăn các dự án năng lượng tái tạo
Next Article Kiểm kê khí nhà kính – Minh bạch để phát triển bền vững / Bài 2: Bài toán khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật

Đầu tư toàn cầu vào năng lượng nhiệt hạch tăng tốc

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Kiểm kê khí nhà kính – Minh bạch để phát triển bền vững / Bài 2: Bài toán khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Malaysia nói không với rác nhựa

Tăng cường tái chế, tái sử dụng tài nguyên hướng đến Net Zero

Tận dụng và tái chế – hướng tới du lịch Net Zero

Kiểm kê khí nhà kính – Minh bạch để phát triển bền vững / Bài 1: Vừa khởi động đã báo “lỗi hệ thống”

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 52 dự án năng lượng tái tạo ở Gia Lai

Diễn đàn “Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia cơ chế tín chỉ chung (JCM) hướng tới sẵn sàng cho thị trường carbon tại Việt Nam”

Cà Mau phát triển xanh bền vững, vươn mình từ biển

Xem thêm

Hà NộiTài nguyên & Môi trườngTin tức

Hà Nội hành động “mạnh tay” nhằm giảm phát thải nhựa

NetZero.VN 31/05/2025
Chính sáchTài nguyên & Môi trườngTin tức

Cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm nhựa sử dụng một lần

NetZero.VN 21/05/2025
Tài nguyên & Môi trườngThế giớiTin tức

Chi phí cao làm Đông Nam Á khó tái chế rác nhựa

The Saigon Times 27/03/2025
Bài viếtChính sáchTài nguyên & Môi trường

Nỗ lực giảm ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa

NetZero.VN 02/03/2025
Facebook Youtube Instagram Tiktok X-twitter Linkedin
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Dự án
  • Multimedia
  • Diễn đàn
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account