By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Doanh nghiệp
    • Dự án
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Doanh nghiệp
    • Dự án
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Các lĩnh vực khác > Nghề tái chế phế liệu thành tác phẩm thủ công ở Trung Quốc
Bài viếtCác lĩnh vực khácThế giới

Nghề tái chế phế liệu thành tác phẩm thủ công ở Trung Quốc

Với hàng triệu tấn sản phẩm điện tử bị loại bỏ, Trung Quốc phải đối mặt với núi rác thải điện tử khổng lồ mỗi năm. Giờ đây, các doanh nhân trẻ đang tìm cách xoay chuyển tình thế, bằng cách tái chế phế liệu thành những tác phẩm nghệ thuật thủ công.

Vietnam News Agency 10/04/2024
SHARE
Lin Xi tại phòng làm việc tái chế thiết bị điện tử cũ. (Ảnh: Sixthtone)

Trong một phòng làm việc ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), Lin Xi (28 tuổi) đang cẩn thận tháo rời từng bộ phận của chiếc đồng hồ đã dừng vĩnh diễn ở vị trí 11 giờ 45. Đây là đồng hồ của một người đàn ông nhờ Lin Xi tái chế lại để tưởng nhớ người vợ đột ngột qua đời.

Đối với Lin, chiếc đồng hồ chỉ là một trong số rất nhiều đồ dùng cũ hỏng đã tìm thấy sức sống mới trong phòng làm việc của cô, nơi cô biến chúng từ rác thải thành tác phẩm nghệ thuật. Lin cho biết: “Những đồ vật trong quá khứ không chỉ là một công cụ mà còn là vật lưu giữ hạnh phúc”.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc có lượng rác thải điện tử ngày càng tăng. Mỗi năm, trên khắp đất nước này, có hơn 400 triệu điện thoại thông minh lỗi thời khi tuổi thọ trung bình của sản phẩm là khoảng 26 tháng. Theo Hiệp hội kinh tế tuần hoàn Trung Quốc, hơn một nửa số điện thoại này sẽ được cất ở nhà không sử dụng đến.

Năm 2020, Trung Quốc thải ra khoảng 2 triệu tấn rác thải điện tử. Đến năm 2030, lượng rác thải phát sinh dự kiến ​​sẽ đạt 27 triệu tấn trên toàn quốc.

Lin nằm trong số các doanh nhân trẻ đi theo làn sóng mới, tìm kiếm lợi nhuận từ những thứ đồ bị bỏ đi. Những người làm công việc như Lin sẽ tháo dỡ các thiết bị lỗi thời hoặc hỏng hóc, như điện thoại, máy chơi trò chơi điện tử, máy ảnh.. ra từng mảnh để tạo thành các bộ sưu tập thủ công có giá trị cả về mặt thẩm mỹ và tình cảm cho khách hàng.

Vào năm 2021, Taobao, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc, đã công nhận những dịch vụ như vậy là một trong những ngành nghề độc đáo mới xuất hiện.

Lin hiện tại đã có hơn 600.000 người theo dõi trên Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc) sau khi đăng tải các video liên quan đến công việc của mình. Cô cho biết: “Chúng tôi tập trung nhiều hơn vào việc theo đuổi nghệ thuật và tinh thần. Tôi rất biết ơn vì được sinh ra trong thời đại mà có thể làm công việc được dùng sở thích của bản thân để giúp đỡ những người khác”.

Một trong những tác phẩm đặc biệt của Lin Xi. (Ảnh: Sixthtone)

Theo Li Yishen, một nhà thiết kế nghệ thuật tại Quảng Châu, nhu cầu chế thiết bị cũ đã tăng lên trong thời gian gần đây. Nhiều người muốn bảo quản đồ vật một cách “vĩnh cửu” để lưu giữ kỷ niệm, thể hiện sự trân trọng với tình yêu và ký ức của họ. Theo kinh nghiệm của anh, nhiều loại điện thoại thông minh được khách hàng yêu cầu tháo rời và đóng khung là các mẫu thế hệ cũ, họ muốn sưu tầm lại theo cách này chủ yếu là do thiết kế độc đáo.

Li Yishen và vợ lần đầu tiên dấn thân vào lĩnh vực tái chế đồ cũ thành tác phẩm nghệ thuật là vào năm 2018, với một chiếc điện thoại iPhone 4. Thời điểm đó, vẫn còn rất ít người tham gia vào loại hình kinh doanh này. Li cho biết chiếc điện thoại này có ý nghĩa đặc biệt đối với nhiều người ở Trung Quốc vì là mẫu iPhone đầu tiên được giới thiệu ở đây, đặc biệt là khi nhiều người từng phải tiết kiệm tiền và xếp hàng hàng giờ để mua được nó.

Những ngày còn du học ở Anh, vì là một người đam mê nghệ thuật nên Lin Xi đã đến thăm nhiều viện bảo tàng. Trong số đó, có một cuộc triển lãm gây ấn tượng mạnh trong cô: Một nghệ sĩ đã trưng bày một chiếc đèn được tháo rời từng bộ phận và đóng khung lại. Lin Xi cho rằng điều này đã giúp mọi người được chiêm ngưỡng “vẻ đẹp hài hòa” bên trong các bộ phận của chiếc đèn đó.

Trở về quê nhà Trung Quốc, nhìn thấy những máy chơi trò chơi điện tử cầm tay bị bỏ đi, Lin Xi bắt đầu quyết định biến chúng này thành tác phẩm nghệ thuật treo tường. Kể từ khi thành lập phòng làm việc vào năm 2020, công việc kinh doanh của cô ngày càng phát triển. Hiện Lin Xi đã thuê khoảng chục nhân viên và thực hiện từ 30 – 50 đơn đặt hàng mỗi tháng.

Nhóm khách hàng của cô rất đa dạng và phạm vi công việc cũng dần mở rộng hơn. Ngoài điện thoại, phòng làm việc của Lin cũng nhận tái chế các mặt hàng điện tử khác như máy ảnh, máy bay không người lái và thậm chí cả máy khai thác tiền điện tử.

Chi phí cho việc thực hiện một tác phẩm dao động từ 700 nhân dân tệ (hơn 2,4 triệu đồng) cho những tác phẩm đơn giản, đến 20.000 nhân dân tệ (gần 70 triệu đồng) cho những dự án phức tạp hơn. Cô cho biết, một chiếc điện thoại thông minh thông thường có thể mất 3 ngày để tháo dỡ và lắp lại khung, thì một thiết bị phức tạp hơn hoặc lạ hơn có thể mất một tháng để thiết kế đúng cách. Cô còn cung cấp bộ khung tự làm dành cho các mẫu điện thoại thông minh phổ biến, để khách hàng có thể tự mình trải nghiệm việc làm tác phẩm nghệ thuật này.

Đối với mỗi thiết bị, nhân viên phòng làm việc của Lin Xi đều đi sâu vào lịch sử của thiết bị, tìm hiểu về các thành phần, chẳng hạn như loại chip và hành trình nghiên cứu và phát triển của sản phẩm, để làm phong phú thêm bối cảnh và ý nghĩa cho tác phẩm nghệ thuật. Khi mới bắt đầu, Lin nhớ lại mình đã phải tham khảo hàng chục bài hướng dẫn trực tuyến hoặc thậm chí ghé thăm các cửa hàng sửa chữa địa phương để học nghề.

Mặc dù hoạt động kinh doanh này đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây, nhưng Lin thừa nhận rằng việc biến rác thải điện tử thành tác phẩm nghệ thuật vẫn là một lĩnh vực dịch vụ nhỏ lẻ.

Theo Li, nhiều người muốn dấn thân vào ngành này nhưng sự nhiệt tình lúc ban đầu sẽ dần suy giảm, nhất là khi phải đối mặt với một cuộc chiến giá cả khi thị trường ngày càng cạnh tranh, khiến lợi nhuận của các nhà thiết kế giảm xuống.

Hơn nữa, Lin nhấn mạnh rằng tài năng trong lĩnh vực này vừa hiếm vừa được đánh giá cao. Cô khẳng định: “Một nghệ sĩ lành nghề phải có niềm đam mê với các sản phẩm kỹ thuật số, chuyên môn về thiết kế và sự đồng cảm sâu sắc với câu chuyện của khách hàng”.

Trần Trang (Theo Sixthtone)

TAGGED:đồ cũphế liệutái chế
SOURCES:Báo Tin tức (TTXVN)
Previous Article Bình Dương hợp tác với Vương Quốc Anh để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh
Next Article Nhật Bản thử nghiệm thành công tàu hybrid sử dụng pin hydro và diesel sinh học
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật

Diễn đàn “Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia cơ chế tín chỉ chung (JCM) hướng tới sẵn sàng cho thị trường carbon tại Việt Nam”

Cà Mau phát triển xanh bền vững, vươn mình từ biển

Chuỗi cung ứng khiến khí thải của Google tiếp tục tăng

Ngành hàng không Việt Nam chủ động xây dựng chiến lược chuyển đổi xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế

Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi giá trị năng lượng sạch và pin lithium toàn cầu

Microsoft chi hàng trăm triệu đô mua carbon từ chất thải hữu cơ chôn dưới lòng đất

Phân loại xanh đã có, tiếp theo là gì?

Hộ dân có thể được hỗ trợ 2,5 triệu đồng lắp điện mặt trời mái nhà

Mâu thuẫn pháp lý đang cản trở mục tiêu xây dựng xanh tại Việt Nam

Tăng trưởng bền vững bắt đầu từ chiến lược

Xem thêm

Bài viếtCông nghiệpTài nguyên & Môi trường

Công nghiệp tái chế – mảnh ghép còn thiếu trên hành trình xuất khẩu bền vững

Chinhphu.VN 08/04/2025
Bài viếtChính sáchCông nghiệp

Quy định mới về tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc với nhà sản xuất, nhập khẩu

NetZero.VN 20/01/2025
Bài viếtCác lĩnh vực khácTài nguyên & Môi trường

Giảm phát thải, khai thác tối đa giá trị kinh tế từ rác thải

NetZero.VN 10/12/2024
Bài viếtCác lĩnh vực khácThế giới

Na Uy biến đồ cũ, rác thải thành tài nguyên

NetZero.VN 24/10/2024
Facebook Youtube Instagram Tiktok X-twitter Linkedin
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Dự án
  • Multimedia
  • Diễn đàn
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account