Những phát hiện chính
Tại Hội nghị COP28 diễn ra tại Dubai (UAE) tháng 12/2023, các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng ý “chuyển đổi khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống năng lượng”. Tuy vậy, một số người ủng hộ, chính phủ và nhân vật hoạt động môi trường khác đã lên tiếng phê phán thỏa thuận này khi đưa ra nhiều lập luận về việc loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch để đạt được các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu dài hạn. Tuy nhiên, tất cả các kịch bản được xem xét ở đây, bao gồm cả những kịch bản phù hợp với việc hạn chế sự nóng lên của Trái đất ở ngưỡng 1,5°C (2100), nhận thấy mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch toàn cầu đáng kể cho đến ít nhất là năm 2050, điều này cho thấy việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch không phải là điều kiện tiên quyết để đạt được các mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng quốc tế.
Hiện nhu cầu năng lượng chính trên thế giới đã trải qua một loạt sự bổ sung năng lượng, chứ không phải chuyển đổi năng lượng, với các công nghệ đổi mới sáng tạo hơn như hạt nhân, gió và năng lượng mặt trời được xây dựng trên các nguồn hiện có ví như sinh khối, than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Để đạt được các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng quốc tế và hạn chế sự nóng lên của Trái đất ở ngưỡng 1,5°C hoặc 2°C (2100), thì cần phải có một quá trình chuyển đổi năng lượng thực sự song việc đạt được những mục tiêu như vậy có đòi hỏi phải loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch hay không?
Hiện theo các kịch bản RFF phân tích trong báo cáo này cho thấy câu trả lời là không. Điều tương tự giống như hầu hết các kịch bản được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc công bố trong những năm gần đây, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch giảm song vẫn ở mức đáng kể trong suốt giữa thế kỷ và hơn thế nữa, ngay cả trong các kịch bản hạn chế sự nóng lên của Trái đất ở mức 1,5°C. Một số kịch bản về ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng cho thấy việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch toàn cầu khoảng 100 QBtu (quadrillion British thermal units) (2050), cao hơn một chút so với tổng nhu cầu năng lượng chính của Hoa Kỳ. Nhu cầu nhiên liệu hóa thạch dự báo trên phạm vi rộng cũng làm nổi bật sự không chắc chắn sâu sắc về tương lai của hệ thống năng lượng thế giới, với các kịch bản năm 2050 mở rộng thêm mức 487 QBtu, gần tương đương với mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch toàn cầu vào năm 2022.
Trường hợp nếu nhiên liệu hóa thạch không bị loại bỏ khỏi hệ thống năng lượng, việc hạn chế sự nóng lên của Trái đất đối với các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính quốc tế đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô đáng kể các công nghệ tiên tiến loại bỏ carbon, bao gồm công nghệ thu giữ không khí trực tiếp (DAC), năng lượng sinh học với công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) và các giải pháp dựa vào thiên nhiên, tất cả đều yêu cầu giám sát, báo cáo và xác minh chặt chẽ. Mặc dù những công nghệ trên hiện đang còn gây tranh cãi bởi vì nhiều lý do khác nhau song việc ứng dụng chúng trên quy mô lớn là một công cụ thiết yếu để đạt được mức phát thải net-zero trong mọi kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng.
Năm 2022, các cơ sở hạ tầng CCUS trên toàn thế giới đã thu hồi khoảng 42 triệu tấn (Mt) CO₂, chỉ chiếm 0,1% lượng phát thải CO₂ toàn cầu hàng năm song nó cũng đại diện cho công nghệ CCUS tăng gần gấp ba lần kể từ năm 2010, tốc độ tăng trưởng kép trung bình hàng năm (CAAGR) là 8,7%. Theo các kịch bản chính sách đang phát triển, CAAGR có thể so sánh sẽ xuất hiện cho đến năm 2050, dao động từ 8,2% (IEA STEPS) đến 12,5% (BP New Momentum). Tuy nhiên, theo các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng, việc triển khai công nghệ CCUS sẽ tăng hơn gấp hai lần vào năm 2050, tăng từ 14 lần đến 16 lần hoặc CAAGR từ 19% đến 20%. Liệu những tốc độ tăng trưởng này có thể đạt được hay không? Xét về mặt kỹ thuật, câu trả lời là có khi cơ sở hạ tầng CCUS và các bể hồ chứa ngầm là quá đủ để xử lý lượng CO₂ này. Tuy nhiên, chi phí trong tương lai của việc triển khai các công nghệ này, bao gồm cả các lĩnh vực tương đối mới như sản xuất điện (hầu hết công nghệ CCUS ngày nay được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp), chưa được hiểu một cách rõ ràng nhất. Ngoài ra, các công nghệ CCUS cũng đang gây tranh cãi và có thể không được chào đón ở một số khu vực, phần lớn là do chúng có thể không giảm xuống nữa, thậm chí, trong một số trường hợp có thể làm trầm trọng thêm lượng phát thải CO₂ của các chất gây ô nhiễm không khí khác từ các nguồn điểm. Ngoài ra, số công nghệ này cũng không làm giảm ô nhiễm nước hoặc các hậu quả khác của việc khai thác, vận chuyển, tinh chế và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.
Khi nền kinh tế toàn cầu trở nên tiết kiệm năng lượng hơn, nhu cầu năng lượng chính trên thế giới tăng chậm hoặc giảm trong hầu hết các kịch bản được xem xét ở đây. Xu hướng này được thấy rõ nhất trong các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng, trong đó tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu giảm tới 33% (Equinor Bridges). Nhu cầu năng lượng giảm chủ yếu xảy ra ở các quốc gia có thu nhập cao, với mức tiêu thụ năng lượng tiếp tục gia tăng ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp. Một số kịch bản khác, chẳng hạn như NZE của IEA, thì lại nhấn mạnh việc mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại ở các khu vực thu nhập thấp có thể phù hợp ra sao với nhu cầu năng lượng toàn cầu đang chiều hướng giảm và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững lâu dài.
Nhu cầu than giảm so với năm 2022 trong mọi kịch bản được xem xét ở đây, giảm từ 2% (EIA) đến 93% (Equinor Bridges) vào năm 2050. Tương tự, nhu cầu dầu sẽ thấp hơn vào cuối giai đoạn dự báo đối với tất cả ngoại trừ bốn kịch bản, trong đó than phát triển chậm. Nhu cầu về chất lỏng, bao gồm nhiên liệu sinh học, tăng vào năm 2050 trong sáu kịch bản (EIA, EnerBase, ExxonMobil, IEA STEPS, OPEC và Shell Archipelagos). Các dự báo về nhu cầu khí đốt tự nhiên mang tính hỗn hợp hơn, với khoảng một nửa kịch bản cho thấy mức tăng trưởng và một nửa còn lại thì cho thấy mức giảm. Trong tất cả các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng, nhu cầu khí đốt toàn cầu giảm đáng kể, từ mức giảm 59% (BP Net-Zero) đến 78% (EnerGreen và IEA NZE) so với mức năm 2022.
Hiện năng lượng gió và mặt trời phát triển nhanh hơn bất kỳ nguồn năng lượng nào khác tính theo tỷ lệ phần trăm trong mọi kịch bản song với phạm vi rộng lớn hơn. Ví dụ như kịch bản EIA dự báo năng lượng gió toàn cầu sẽ tăng gần gấp ba trong giai đoạn dự báo, đây là kịch bản giảm nhiều nhất. Các kịch bản chính sách phát triển như IEA STEPS lại cho thấy năng lượng gió sẽ tăng gấp 5 lần, trong khi năng lượng mặt trời tăng hơn 10 lần. Theo các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng, năng lượng mặt trời và gió cùng nhau tăng từ 2% tổng năng lượng (2022) lên khoảng 1/3 hoặc hơn vào năm 2050.
Trong 40 năm qua, cường độ carbon trong hỗn hợp năng lượng chính của thế giới gần như không thay đổi, chỉ giảm nhẹ từ năm 2010 cho đến nay. Trong những thập kỷ tới, cường độ carbon được dự báo sẽ tiếp tục giảm ở mức khiêm tốn theo kịch bản tham chiếu (reference) và hầu hết các kịch bản chính sách phát triển (evolving policies). Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng sẽ đòi hỏi phải cắt giảm cường độ carbon trong năng lượng lớn chưa từng có. Từ năm 2010 đến năm 2021, cường độ carbon toàn cầu của năng lượng chính đã có tốc độ CAAGR giảm 0,4% với sự suy giảm này tăng tốc trong mọi kịch bản, từ mức thấp trung bình hàng năm là 0,6% (EIA) lên mức cao 12,8% hoặc cao hơn trung bình hàng năm từ năm 2022 đến năm 2050 (Equinor Bridges và IEA NZE).
Hiện gần đây có tiền lệ nào về việc cắt giảm cường độ carbon nhanh chóng như vậy ở quy mô quốc gia hoặc khu vực hay không? Rất tiếc, câu trả lời vẫn lại là không. Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Vương quốc Anh lần lượt cắt giảm cường độ carbon trung bình 1,1%, 1,2% và 1,3% mỗi năm từ năm 2010 đến năm 2022. Tại Vương quốc Thụy Điển, hiện tại, cường độ carbon giảm khoảng trung bình là 1,9%. Các quốc gia giàu có khác đạt ít tiến bộ hơn, đặc biệt là do việc đóng cửa các cơ sở điện hạt nhân. Ví dụ như cường độ carbon của CHLB Đức chỉ giảm trung bình 0,2% mỗi năm từ năm 2010 đến năm 2022, trong khi ở Nhật Bản lại có mức tăng trung bình hàng năm là 0,9%. Những số liệu này nêu bật quy mô thách thức mà các nhà hoạch định chính sách toàn cầu hiện phải đối mặt, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của việc duy trì các nguồn năng lượng có hàm lượng carbon thấp để chúng có thể tiếp tục hoạt động một cách an toàn.
Vừa qua, các nhà lãnh đạo thế giới tại COP28 cũng đã đồng ý “tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu” lên 11.000 gigawatt (GW) vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này sẽ đòi hỏi sự tăng trưởng chưa từng có đối với nhiều công nghệ, đặc biệt là gió và mặt trời. Cho đến nay, ba kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng (IEA NZE, EnerGreen và Shell Sky 2050) dự báo đạt được mục tiêu vào năm 2030 song những kịch bản này không dựa trên các chính sách hiện có hoặc đã công bố, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tham vọng chính sách nếu các quốc gia muốn đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo của COP28 cho quốc gia mình. Năm 2010, điện tái tạo chủ yếu là thủy điện, chiếm hơn 75% công suất lắp đặt trên toàn thế giới. Trong 10 năm tới, công suất tái tạo sẽ tăng hơn gấp đôi, đạt mức125%, dẫn đầu là gió và quang điện mặt trời (PV), chiếm hơn 75% tổng công suất bổ sung, tiếp theo là thủy điện ở mức 18%.
Từ năm 2020 đến năm 2022, năng lượng mặt trời đã thúc đẩy tăng trưởng năng lượng tái tạo hơn nữa, với tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 10%, tương đương 320 GW mỗi năm. Để đạt được 11.000 GW công suất tái tạo vào năm 2030, việc bổ sung công suất hàng năm sẽ cần đạt trung bình khoảng 800 GW mỗi năm kể từ năm 2022. Đối với quan điểm đã nêu vào năm 2022, công suất năng lượng gió toàn cầu đã đạt 832 GW và năng lượng mặt trời là 892 GW, điều này càng làm nổi bật tốc độ tăng trưởng chưa từng có cần thiết để đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo đã được thống nhất tại COP28.
Tại COP28, đã có 22 quốc gia đưa ra cam kết tăng gấp ba lần công suất năng lượng hạt nhân vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ bản trong quỹ đạo của năng lượng hạt nhân đối với các quốc gia phát triển, vì 12 trong số 22 quốc gia có sản lượng năng lượng hạt nhân giảm từ năm 2012 đến năm 2022, trong khi 5 quốc gia khác hiện không sản xuất điện hạt nhân. Trong những năm gần đây, tăng trưởng năng lượng hạt nhân được dẫn đầu bởi Trung Quốc và CH Ấn Độ. Mặc dù cả hai quốc gia này đều không nằm trong Tuyên bố của COP28 song họ lại là hai quốc gia hàng đầu về xây dựng nhà máy điện hạt nhân tính đến tháng 12/2023. Trên toàn cầu, công suất điện hạt nhân được dự báo sẽ tăng khiêm tốn theo hầu hết các kịch bản nêu trên với mức tăng gấp ba lần (2022), sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050 theo hai kịch bản của Enerdata. Hiện các dự báo về tăng trưởng công suất điện hạt nhân sẽ đạt khoảng 800 GW, tăng gần gấp đôi công suất lắp đặt vào năm 2022. Ngay cả trong các kịch bản có quỹ đạo phát thải CO₂ tương tự, các dự báo cũng đưa ra rất khác nhau. Ví dụ như các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng (ambitious climate) dự báo công suất điện hạt nhân tăng ít nhất là 21% (Equinor Bridges) lên gấp ba lần (EnerGreen) vào năm 2050. Một số kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng khác, bao gồm các kịch bản của IEA và Equinor, đều cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng điện hạt nhân đến năm 2040, sau đó là tốc độ tăng trưởng chậm hơn hoặc giảm trong 10 năm tiếp theo.
Ngoài ra, các phạm vi rộng lớn tương tự cũng xuất hiện trong các kịch bản tham chiếu và chính sách phát triển. Sự không chắc chắn về điện hạt nhân phản ánh nhiều yếu tố khác nhau. Được cho là không giống như việc lưu trữ năng lượng gió, mặt trời và pin vốn sẽ là chìa khóa để đạt được các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng, chi phí của điện hạt nhân đã giảm liên tục trong vài thập kỷ qua bởi do chi phí và tiến độ xây dựng các dự án điện hạt nhân ở các nước phát triển thường không đạt được mục tiêu, đôi khi còn với số lượng lớn. Để đạt được mục tiêu tăng gấp ba lần công suất điện hạt nhân, hơn một nửa trong số 22 quốc gia nêu trên đã cam kết thực hiện nhiệm vụ sẽ cần phải đảo ngược xu hướng hiện tại và nhanh chóng triển khai năng lượng hạt nhân mới. Từ năm 2022 đến năm 2050, dự báo sẽ tăng gấp ba lần điện hạt nhân toàn cầu với tốc độ CAAGR là 4%. Từ năm 1980 đến năm 1990, thế giới đã bổ sung năng lượng hạt nhân với tốc độ CAAGR là 9,4%, giảm xuống chỉ còn 0,8% trong thập kỷ tiếp theo. Từ năm 2010 đến năm 2022, công suất năng lượng hạt nhân chỉ tăng 0,3% mỗi năm.
Nhu cầu điện toàn cầu được dự báo sẽ tăng đáng kể trong mọi kịch bản, đồng thời, tỷ lệ điện được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch giảm theo các kịch bản, từ 58% (2022) xuống còn 42% hoặc thấp hơn vào năm 2050. Năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng tái tạo gió và mặt trời, chiếm khoảng một nửa hoặc nhiều hơn sản lượng điện toàn cầu vào năm 2050, vượt quá 80% tổng công suất theo các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng. Sự tăng trưởng này cho phép điện trở thành nhà cung cấp dịch vụ năng lượng lớn hơn đối với nền kinh tế, đặc biệt là tại lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực giao thông vận tải. Năm 2019, điện chiếm khoảng 20% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng. Dự báo đến năm 2050, tỷ lệ này tăng đáng kể trong hầu hết các kịch bản. Ví dụ như các kịch bản chính sách phát triển của hãng BP và IEA đều cho thấy điện năng sẽ tăng lên khoảng 30% mức tiêu thụ cuối cùng vào năm 2050 và vượt quá 50% theo kịch bản Net-Zero của mỗi tổ chức, đơn vị.
Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn cho thấy việc loại bỏ carbon trong hệ thống mạng lưới điện toàn cầu là không thể tránh khỏi, trong đó, than giảm trong tất cả các kịch bản, song mức giảm này dao động từ 1% (EnerBase) đến 96% (BP NZ) so với năm 2022. Nhu cầu khí đốt tự nhiên trong ngành điện lực tăng hoặc gần như không thay đổi trong hầu hết các chính sách phát triển và kịch bản tham chiếu nhưng giảm một nửa hoặc nhiều hơn trong tất cả các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng. Trong khi đó, năng lượng gió và mặt trời phát triển nhanh chóng trong mọi kịch bản. Năm 2010, hai nguồn này chỉ chiếm 2% sản lượng điện toàn cầu song đến năm 2050, chúng sẽ chiếm hơn một nửa tổng nguồn điện theo 10 trong số 14 kịch bản được xem xét ở đây, bao gồm các kịch bản về chính sách phát triển của IEA STEPS.
Nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu đã tăng 2/3 kể từ năm 2000, chủ yếu do Hoa Kỳ, châu Á và khu vực Trung Đông thúc đẩy. Điều không giống như than và dầu đạt đỉnh trong hầu hết các kịch bản được xem xét ở đây, nhu cầu khí đốt tự nhiên tăng trong khoảng một nửa các kịch bản. Sự khác biệt này nêu bật vai trò phức tạp của khí đốt tự nhiên trong hệ thống năng lượng toàn cầu và nêu bật tiềm năng của nó trong việc giảm thiểu và làm trầm trọng thêm lượng phát thải khí nhà kính GHG từ hệ thống năng lượng.
Tương lai của nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu là rất không chắc chắn và giống như tương lai của hầu hết các công nghệ nhiên liệu và năng lượng, phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách công. Theo các kịch bản tham chiếu, tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu rất mạnh mẽ, tăng khoảng 30% (ExxonMobil, EIA). Trong những kịch bản này, tăng trưởng nhu cầu được dẫn đầu bởi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, tiếp theo là khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, nhu cầu giảm ở các nền kinh tế phát triển như châu Âu và Hoa Kỳ trong tất cả các kịch bản khác, ngoài trừ kịch bản tham chiếu của EIA.
Trong các kịch bản chính sách đang phát triển, có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, trong nhiều trường hợp làm nổi bật khoảng cách giữa các chính sách hiện tại và mức độ cần thiết để đạt được mức giảm phát thải theo NDC. Ví dụ như nhu cầu khí đốt tự nhiên ở Châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Mỹ Latinh tăng lần lượt 24% và 14% (IEA STEPS) song lại giảm 40% và 36% (APS IEA).
Theo hầu hết các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu đầy tham vọng, nhu cầu khí đốt sẽ giảm ở tất cả các khu vực vào năm 2050, ngoại trừ châu Phi, nơi việc thiếu khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng hiện đại với giá cả phải chăng ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người. Theo kịch bản Net-Zero của các hãng BP và Shell, nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ giảm khoảng 70% ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, khu vực Âu-Á và ít nhất 1/3 ở Châu Á-Thái Bình Dương, các khu vực Mỹ Latinh và Trung Đông.
Từ năm 2000 đến năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc, chủ yếu dựa vào than đá. Mười năm trước, các dự báo trọng tâm của EIA và IEA đã hình dung rằng việc mở rộng sẽ tiếp tục diễn ra và ổn định trong những năm 2020 (đối với IEA) hoặc những năm 2030 (đối với EIA). Tuy nhiên, những dự báo về triển vọng năm 2023 cho thấy sự suy giảm đáng kể về nhu cầu than của Trung Quốc do dân số giảm, nền kinh tế trì trệ và ngày càng có nhiều nguồn thay thế sạch hơn và rẻ hơn. Trong hai thập kỷ đầu của Thế kỷ 21, nhu cầu về than của Trung Quốc đã tăng hơn gấp ba lần, khiến nước này trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng và phát thải CO₂ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã giảm sự phụ thuộc vào than trong khu vực dân cư và đã triển khai các chính sách mới nhằm hạn chế mức tăng phát thải CO₂ và tăng cường các giải pháp thay thế như thủy điện, hạt nhân, gió và năng lượng mặt trời.
Trong tương lai, tất cả các kịch bản được xem xét trong triển vọng năng lượng toàn cầu năm nay đều cho rằng than sẽ giảm đáng kể ở Trung Quốc bởi do một phần được thúc đẩy bởi chính sách, bao gồm chương trình thương mại phát thải của Trung Quốc và sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ trung ương đối với thủy điện, hạt nhân, gió và năng lượng mặt trời song đó cũng là do nền kinh tế đang chậm lại và dân số được dự báo sẽ bắt đầu giảm, từ 1,4 tỷ hiện nay xuống còn 1,3 tỷ (2030) theo dự báo biến thể trung bình của Liên hợp quốc. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2024 song chậm hơn đáng kể so với những năm gần đây, phần lớn là do lĩnh vực bất động sản của nước này yếu kém sâu sắc. Dự báo của EIA (2023) về nhu cầu than của Trung Quốc vào năm 2040 thấp hơn 35% so với 10 năm trước đó. Đến năm 2050, IEA dự báo nhu cầu sẽ giảm hơn một nửa so với năm 2022, đạt 43 QBtu, mức được nhận thấy lần cuối vào đầu những năm 2000. Mặc dù mức giảm dự báo này sẽ giúp giảm lượng khí thải CO₂ song chúng vẫn cao hơn nhiều so với mức cần thiết để đạt được các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng quốc tế.
Hiện các yếu tố vật chất đầu vào cung cấp năng lượng cho các tòa nhà, giao thông và công nghiệp đang thay đổi. Trong phần lớn lịch sử loài người, năng lượng chính được cung cấp bởi sự kết hợp của nhiên liệu rắn, lỏng và khí song trong tương lai, nơi các công nghệ năng lượng như gió, mặt trời và lưu trữ pin lại đóng vai trò lớn hơn trong việc cung cấp dịch vụ năng lượng cũng như các khoáng sản quan trọng sẽ trở thành trung tâm cung cấp năng lượng cho nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, nhu cầu về một số khoáng sản này mà ngày nay được sử dụng với số lượng khiêm tốn, được dự báo sẽ tăng theo quy mô lớn trong những thập kỷ tới, đặt ra những câu hỏi mới về chi phí cung cấp, địa chính trị và tác động môi trường. Trong suốt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch, nỗi lo khan hiếm tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ đã khiến các nhà phân tích cũng như các nhà hoạch định chính sách tỏ ra rất quan ngại. Mặc dù nhiên liệu hóa thạch có biến động giá cả khá đáng kể song mối quan ngại về sự khan hiếm vật chất đã nhiều lần được xoa dịu nhờ vào đổi mới công nghệ sáng tạo, nâng cao hiệu quả và phát hiện ra nguồn cung mới. Hiện không rõ liệu và ở mức độ nào các khoáng sản quan trọng sẽ tuân theo quy định con đường tương tự (mặc dù một số người tham gia thị trường lớn đã bày tỏ quan ngại về tình trạng thiếu nguồn cung vào năm 2030).
Hầu hết các quan điểm được phân tích ở đây đều thừa nhận tầm quan trọng của các khoáng sản quan trọng và những bất ổn trong tương lai của chúng song lại có rất ít đưa ra dự báo chi tiết về nhu cầu và không có quan điểm nào cung cấp phân tích chuyên sâu về nguồn cung và chi phí. Tất cả những thiếu sót này nêu bật sự xuất hiện tương đối gần đây của các khoáng sản quan trọng như là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách và ngành năng lượng, đồng thời chứng minh sự cần thiết phải thu thập, phân tích và lập mô hình dữ liệu mới về chủ đề này để cung cấp thông tin tốt hơn cho những người ra quyết định trong những thập kỷ tới. Điều này không chỉ bao gồm thông tin về cung và cầu mà còn bao gồm những cân nhắc cẩn thận về hậu quả môi trường, xã hội và địa chính trị của việc ngày càng phụ thuộc vào một số khoáng sản.
Tuấn Hùng (RFF)