By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
    MultimediaShow More
    [HTV] Phóng sự: Net Zero từ Di sản
    NetZero.VN 11/03/2025
    VTV – Tạp chí Kinh tế đặc biệt 2025: “Net Zero – Quỹ đạo Mới”
    NetZero.VN 30/01/2025
    Hợp tác giảm phát thải, hướng tới Net Zero
    NetZero.VN 05/01/2025
    Net Zero Talks 03 / Du lịch: Câu chuyện Làng Nhỏ
    NetZero.VN 31/10/2024
    Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi
    NetZero.VN 09/10/2024
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Chính sách > Thay đổi hành vi sử dụng năng lượng, hướng tới Net Zero
Bài viếtChính sáchNăng lượng

Thay đổi hành vi sử dụng năng lượng, hướng tới Net Zero

Chuyển dịch năng lượng không chỉ đơn thuần là việc thay đổi cách thức phát điện, mà còn là sự dịch chuyển toàn diện trong mọi khía cạnh của sản xuất và đời sống. Đây không còn là xu hướng tùy chọn, mà là một mệnh lệnh tất yếu, đòi hỏi sự thay đổi hành vi và trách nhiệm chung của toàn nhân loại để hướng tới mục tiêu Net Zero...

VnEconomy 01/07/2025
SHARE
Việt Nam dẫn đầu khối ASEAN trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo. (Ảnh minh họa)

Trong thập kỷ gần đây, ngành năng lượng toàn cầu đã bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ, đặc biệt khi biến đổi khí hậu do khí nhà kính gây ra ngày càng có tác động nghiêm trọng, theo TS.Ngô Đức Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công Thương, quá trình chuyển dịch năng lượng vì thế càng trở nên cấp thiết và được thúc đẩy trên quy mô toàn cầu.

Hòa cùng xu thế đó, hệ thống năng lượng tại Việt Nam cũng đang có những bước chuyển tương tự, đặc biệt kể từ khi Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) tại Hội nghị COP26 ở Paris. Theo đó, việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống đang từng bước được giảm thiểu, thay thế dần bằng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng xanh và năng lượng sạch.

Dẫn đầu ASEAN về năng lượng tái tạo

Việc chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ. Chỉ trong vòng chưa đến 10 năm, tỷ trọng năng lượng tái tạo đã tăng từ gần 0% lên đến khoảng 60% trong cơ cấu nguồn điện. So với khu vực và thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ chuyển dịch năng lượng ấn tượng nhất, vươn lên trở thành nước dẫn đầu khối ASEAN trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.

Bên cạnh việc thay đổi cách phát điện trong chuyển dịch năng lượng, TS.Lê Hải Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, cho biết chuyển dịch năng lượng bao gồm cả sự thay đổi toàn diện cách sử dụng năng lượng trong mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống. Chẳng hạn như thay nhiên liệu đầu vào không phải là năng lượng hóa thạch bằng việc sử dụng biomass thay thế than, dầu FO trong các lò hơi công nghiệp; sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5, E10, dầu B5, B10) với thành phần ethanol hoặc biodiesel trong vận tải, nông nghiệp, thậm chí trong các máy phát điện nhỏ.

Hay điện hóa các lĩnh vực sử dụng năng lượng, như chuyển dịch trong giao thông (xe máy, ô tô điện thay cho xe xăng, diesel)…; bếp điện, bếp từ thay cho bếp than, bếp gas trong nấu nướng; máy bơm nhiệt, thay cho hệ thống làm lạnh hoặc sưởi ấm; thay thế lò đốt than, dầu bằng lò điện cảm ứng, điện trở, vi sóng…

Ngoài ra, chuyển dịch năng lượng còn bằng các hành động đồng bộ khác, như sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; trồng rừng, chống phá rừng nhằm mở rộng bể hấp thụ khí nhà kính, tận dụng biomass thay cho nhiên liệu hóa thạch…“Để tiến tới Net Zero, chỉ chuyển dịch năng lượng là chưa đủ mà phải thay đổi hành vi sử dụng năng lượng trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống”, TS. Hưng nhấn mạnh.

Dù diễn ra nhanh nhưng quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Theo TS.Hưng, do Việt Nam là một trong những nước chịu thiệt hại nhất do biến đổi khí hậu, là nước đang phát triển, bùng nổ công nghiệp hóa, đô thị hóa và tiêu dùng… dẫn đến nhu cầu và an ninh năng lượng chưa thật sự vững chắc.

Việt Nam vẫn cần nỗ lực hơn nhiều quốc gia khác

Tỷ lệ năng lượng hóa thạch còn cao, thậm chí rất cao so với các nước. Điện và nhiên liệu được sử dụng nhiều vào các lĩnh vực luyện kim, vật liệu xây dựng phát thải nhiều và giá trị gia tăng thấp. “Nền văn minh lúa nước” phát thải nhiều khí metan và nitơ oxit không dễ thay đổi; các rào cản CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU), truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong thương mại quốc tế… “Những thách thức này đòi hỏi Việt Nam cần nỗ lực hơn nhiều quốc gia khác để đạt được mục tiêu Net-Zero vào năm 2050”, TS.Hưng nhấn mạnh.

Bổ sung thêm, TS.Lâm cho biết để tham gia được vào chuỗi cung ứng năng lượng xanh, các doanh nghiệp vẫn đang gặp không ít rào cản; trong đó, đáng chú ý nhất là rào cản liên quan đến cơ chế, chính sách chưa đồng bộ. Mặc dù, chủ trương xã hội hóa, phát triển kinh tế tư nhân và mở rộng thị trường điện lực đã được xác lập rõ ràng, nhưng các biện pháp thực thi cụ thể còn thiếu hoặc chưa đầy đủ.

“Nhiều doanh nghiệp phản ánh vẫn gặp khó trong: tiếp cận vốn đầu tư, hỗ trợ tài chính, tiếp cận đất đai để phát triển dự án năng lượng, ưu đãi thuế và tiếp cận thông tin minh bạch, quy định về hợp đồng mua bán điện (PPA) chưa thực sự rõ ràng, công bằng, dẫn đến rủi ro pháp lý cao. Hơn nữa, sự bất cập trong một số luật hiện hành, như Luật Đầu tư, hiện không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn mới, đặc biệt là với đặc thù của các dự án năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, việc sửa đổi còn chậm, khiến doanh nghiệp gặp lúng túng trong quá trình triển khai”, TS.Lâm nêu thực tế.

Bên cạnh đó, quá trình xin phép đầu tư, phê duyệt quy hoạch, đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện vẫn còn nhiều bước rườm rà, gây chậm tiến độ, làm tăng chi phí và giảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, công nghệ năng lượng tái tạo phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nên rủi ro trong kinh doanh vẫn còn khá lớn, dễ dẫn đến tâm lý nản chí cho các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

Cần xây dựng chính sách riêng về chuyển dịch năng lượng

Để chuyển dịch năng lượng hiệu quả, bền vững, ông Trần Văn Giang, Trưởng ban Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), kiến nghị cần xây dựng hoàn thiện các luật, cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển năng lượng bền vững. Cụ thể, về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện hạt nhân, năng lượng mới, thị trường điện cạnh tranh, khung giá phát điện, giá mua bán điện, hợp đồng mua bán trực tiếp, cơ chế đấu thầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia trên thị trường.

Xây dựng chương trình tổng thể quốc gia về Chuyển dịch năng lượng trong các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện trong cả nước; quy hoạch nguồn nhiên liệu thay thế; các cơ chế, chính sách pháp luật đồng bộ, các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan, lộ trình cụ thể thực hiện việc chuyển đổi nhiên liệu đảm bảo công bằng, hiệu quả cho tất cả đối tượng tham gia…

Phối hợp liên ngành giữa các bộ trong điều hành chính sách chuyển dịch năng lượng. Hỗ trợ chính quyền địa phương quy hoạch, quản lý vùng phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với hạ tầng, dân cư, môi trường. Tăng cường hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Phát triển năng lượng bền vững là xu thế tất yếu và cũng là cơ hội lớn để Việt Nam chuyển mình thành quốc gia xanh, hiện đại và có trách nhiệm với toàn cầu. Để đạt được điều đó, cần sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân và cộng đồng quốc tế. Trong đó, cần hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh, xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý và hỗ trợ chuyển dịch công bằng trong ngành năng lượng. Đồng thời, cần tăng cường hợp tác quốc tế và huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính xanh…

“Biến đổi khí hậu không phải là một xu hướng mà là hiện thực đang diễn ra. Vì thế, chuyển dịch năng lượng không còn là lựa chọn mang tính thị hiếu hay chiến lược ngắn hạn, mà là tất yếu, như một mệnh lệnh của thời đại. Đây không phải việc riêng của mỗi cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia mà là trách nhiệm chung, không thể trì hoãn của toàn nhân loại”, ông Hưng nêu quan điểm.

Ở góc độ giao thông, để chuyển dịch sang năng lượng xanh, ông Trần Lê Phương, Phó Tổng giám đốc đối ngoại VinFast, kiến nghị cần có chính sách quốc gia về giao thông điện hóa với tầm nhìn dài hạn. Trong đó, xác lập các mốc bắt buộc chuyển đổi phương tiện tại từng nhóm ngành như logistics, taxi, xe công vụ, xe buýt, xe cá nhân. Đây cũng là kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia trên thế giới.

Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ việc hướng tới giao thông không phát thải tại các đô thị lớn, ưu tiên cấp phép hoạt động cho doanh nghiệp sử dụng phương tiện xanh, quy hoạch khu vực cấm xe xăng trong các tuyến phố trung tâm hoặc giờ cao điểm.

Bên cạnh đó, có chính sách tài chính hỗ trợ người dân đổi xe, thông qua các quỹ chuyển đổi xanh, chương trình vay ưu đãi hoặc liên kết ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai gói trả góp linh hoạt, không cần chứng minh thu nhập đối với tài xế dịch vụ. Đặc biệt, cần đẩy mạnh truyền thông và giáo dục cộng đồng, giúp thay đổi nhận thức, từ chỗ xem xe điện là “xu hướng” sang nhìn nhận là “lựa chọn thông minh”, tốt cho môi trường, kinh tế cá nhân và hình ảnh quốc gia.

Song Hà

TAGGED:chuyển dịch năng lượnghành vi sử dụng năng lượng
SOURCES:VnEconomy
Previous Article WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
Next Article Việt Nam – Nhật Bản hợp tác thúc đẩy các dự án nông nghiệp carbon thấp
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật
Việt Nam – Nhật Bản hợp tác thúc đẩy các dự án nông nghiệp carbon thấp

Trọng tâm của giai đoạn hợp tác này là thúc đẩy các…

Thay đổi hành vi sử dụng năng lượng, hướng tới Net Zero

Trong thập kỷ gần đây, ngành năng lượng toàn cầu đã bắt…

WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu

Theo bài viết trên báo Die Welt của Đức, sự thay đổi…

TH thúc đẩy tiêu dùng xanh với “Ngày không sử dụng túi ni lông”

Chiến dịch do Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi…

EU đề xuất mua tín chỉ carbon bên ngoài để đạt mục tiêu khí hậu

Hãng tin Bloomberg đưa tin, đầu tháng Bảy tới, Ủy ban châu…

Các quốc gia đồng ý tăng 10% cho ngân sách khí hậu của Liên Hợp Quốc

Ngân sách của Cơ quan Khí hậu Liên Hợp Quốc sẽ được…

Chính phủ Anh cam kết “rót” 1 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Khoản tài chính 1 tỷ USD này được tái khẳng định bởi…

Hành trình đến Net-Zero: Cam kết xanh từ doanh nghiệp

Sự kiện quy tụ hàng trăm chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức…

VNA Media (TTXVN) hợp tác với Công ty CP Net Zero Việt Nam thúc đẩy truyền thông mục tiêu phát thải ròng bằng không tại Việt Nam

Ngày 28/6 tại Hà Nội, Trung tâm Nội dung số và Truyền…

Thách thức Net Zero khi CO2 vượt ngưỡng báo động

Trong bối cảnh cam kết phát thải ròng bằng không (Net Zero)…

Xem thêm

Năng lượngSự kiệnThế giới

Energy Asia: Châu Á giữ vai trò then chốt trong hành trình chuyển dịch năng lượng

VnEconomy 17/06/2025
Năng lượngThế giớiTin tức

Tín chỉ carbon “giải phóng” điện than tại các nước đang phát triển

The Saigon Times 20/05/2025
Bài viếtChính sáchNăng lượng

Chuyển dịch năng lượng xanh: Nền tảng “tư nhân hoá”

Diễn đàn Doanh nghiệp 16/05/2025
Bài viếtNăng lượngThế giới

Doanh nghiệp trên toàn cầu vẫn kiên định với cam kết năng lượng xanh

The Saigon Times 26/04/2025
Facebook Instagram Linkedin Twitter Youtube
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Blog
  • Diễn đàn
  • Multimedia
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account