By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
    MultimediaShow More
    [HTV] Phóng sự: Net Zero từ Di sản
    NetZero.VN 11/03/2025
    VTV – Tạp chí Kinh tế đặc biệt 2025: “Net Zero – Quỹ đạo Mới”
    NetZero.VN 30/01/2025
    Hợp tác giảm phát thải, hướng tới Net Zero
    NetZero.VN 05/01/2025
    Net Zero Talks 03 / Du lịch: Câu chuyện Làng Nhỏ
    NetZero.VN 31/10/2024
    Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi
    NetZero.VN 09/10/2024
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Tài nguyên & Môi trường > Chi phí cao làm Đông Nam Á khó tái chế rác nhựa
Tài nguyên & Môi trườngThế giớiTin tức

Chi phí cao làm Đông Nam Á khó tái chế rác nhựa

Hoạt động tái chế rác nhựa ở Đông Nam Á bị hạn chế vì chi phí thu gom và phân loại cao, có thể gấp 1,5 đến 2 lần giá mua rác nhựa, hãng ty tư vấn toàn cầu quản lý Bain & Co. (Mỹ) cho biết.

The Saigon Times 27/03/2025
SHARE
Công nhân phân loại rác nhựa tại một nhà máy tái chế nhựa ở Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia.

Báo cáo công bố hồi tuần trước của Bain lưu ý, các thị trường lớn như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam chỉ thu được 8-25 % rác nhựa để tái chế tại các khu vực đô thị lớn. Số liệu này cho thấy còn nhiều dư địa để tăng tỷ lệ tái chế.

Với chi phí thu gom và phân loại cao, chủ sở hữu của các thương hiệu tiêu dùng không muốn trả giá cao để mua rác nhựa dù đã đặt ra những mục tiêu tham vọng về nền kinh tế tuần hoàn.

Bain chỉ ra ba thách thức chính đang kìm hãm ngành công nghiệp tái chế rác thải nhựa ở Đông Nam Á.

Đó là, chuỗi giá trị tái chế nhựa bị phân mảnh, phụ thuộc nhiều vào các bên không chính thức, chẳng hạn như những người nhặt rác nhựa để bán kiếm sống. Họạt đông thu nhặt rác thải nhựa như vậy là thiếu chính thức hóa và phối hợp, dẫn đến tình trạng kém hiệu quả.

Kế đến, các loại nhựa khác nhau phải đối mặt với “số phận khác nhau” trong hành trình tái chế, trong đó hoạt động tái chế các loại nhựa mềm dẻo, chẳng hạn như bao bì nhựa và màng nhựa bị tụt hậu đáng kể.

Những vật liệu nhựa mềm này đặt ra những thách thức riêng vì có trọng lượng nhẹ và khối lượng lớn, dễ bị ô nhiễm và tốn kém hơn khi xử lý, khiến hoạt tái chế kém hấp dẫn về mặt kinh tế nếu không có những cải tiến đáng kể về công nghệ và quy trình.

Cuối cùng, Đông Nam Á đang đối mặt với các quy định quốc tế chặt chẽ hơn về việc nhập khẩu rác nhựa.

Nhiều nước trong khu vực từ lâu phụ thuộc vào nguồn rác thải nhựa nhập khẩu để bổ sung nguồn nguyên liệu tái chế tại địa phương. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch cấm xuất khẩu rác nhựa sang các quốc gia không phải là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào năm 2026. Không có bất kỳ nước Đông Nam Á nào nằm trong tổ chức này.

Kế hoạch của EU có thể ảnh hưởng đến khoảng 140.000 tấn rác nhựa nhập khẩu hàng năm vào Malaysia và Việt Nam. Hãng tư vấn Bain cho rằng, điều này sẽ khiến việc tăng cường năng lực thu gom rác nhựa trong nước trở nên cấp bách hơn để khu vực Đông Nam Á có thể thiết lập nguồn cung cấp vật liệu tái chế đáng tin cậy.

Bất chấp những thách thức, Bain kỳ vọng, nhu cầu về nhựa tái chế trong khu vực sẽ tăng trưởng hai chữ số hàng năm đến năm 2030.

Nhiều nước Đông Nam Á đang bắt đầu thúc đẩy việc sử dụng ít nhựa hơn, chẳng hạn như cấm các sản phẩm dùng một lần đồng thời khuyến khích tăng tỷ lệ tái chế và sử dụng vật liệu nhựa tái chế.

Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines đã đưa ra “trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất”, một chính sách buộc nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm xử lý hoặc loại bỏ an toàn các sản phẩm sau tiêu dùng.

Nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường cũng là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhu cầu. Cuộc khảo sát của Bain cho thấy, gần một nửa người tiêu dùng Đông Nam Á cho biết sẵn sàng trả thêm 10% cho các sản phẩm bền vững, thể hiện sở thích mạnh mẽ đối với các lựa chọn mua hàng thân thiện với môi trường.

Để cải thiện hoạt động tái chế nhựa, Bain kêu gọi tăng cường giáo dục về tính tuần hoàn của nhựa và vai trò của người tiêu dùng trong quá trình này. Cùng với đó là nâng cao nhận thức về các vật liệu nhựa mềm dẻo, vốn ít có khả năng được tái chế do dễ gây ô nhiễm và tính kinh tế thấp, cũng như các bước cần thiết để thu gom các loại nhựa này một cách hiệu quả.

Một giải pháp khả thi khác là khuyến khích tái chế. Một số nước trên thế giới triển khai “máy bán hàng ngược”, nơi người tiêu dùng có thể kiếm được phần thưởng bằng cách trả lại chai nhựa, chai thủy tinh hoặc lon nhôm đã qua sử dụng. Các ưu đãi khác có thể bao gồm trợ cấp dành cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ tái chế.

Khi công nghệ được cải thiện, các doanh nghiệp tái chế có thể xử lý các loại rác thải nhựa có chất lượng khác nhau hiệu quả hơn và với chi phí thấp hơn. Điều này sẽ giúp nhựa tái chế có khả năng cạnh tranh hơn với nhựa nguyên sinh.

Vẫn còn nhiều không gian sáng tạo cho hoạt động tái chế rác nhựa. Hãng tư vấn này trích dẫn các dự án trong đó, ứng dụng điện thoại thông minh cho phép các hộ gia đình và doanh nghiệp kết nối với người thu gom rác nhựa, thông qua dịch vụ thu gom tận nhà hoặc địa điểm giao được chỉ định.

“Những dự án như thế này có thể tăng phạm vi tiếp cận của người thu gom, giảm rào cản trong hoạt động thu gom”, báo cáo cho biết.

Bain cũng kêu gọi các chính phủ trong khu vực công nhận vai trò quan trọng của những người lao động nhặt rác phi chính thức, xem xét đến sự an toàn và khả năng kinh tế của những người lao động để tìm cách nâng cao đời sống. Một chiến lược toàn diện như vậy rất quan trọng để giải quyết những thách thức trước mắt trong quá trình tuần hoàn nhựa và thiết lập con đường phát triển bền vững.

Khánh Lan (Theo Business Times)

TAGGED:Đông Nam Árác thải nhựatái chế nhựa
SOURCES:KTSG Online
Previous Article Đề xuất thêm 9 thủ tục hành chính cho thị trường carbon
Next Article 96% doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu quen với quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật
Dư nợ tín dụng xanh tăng vượt 700.000 tỉ đồng

Số liệu tại buổi tọa đàm “Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch…

Hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp nhiệt điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)”

Chiều 21/5, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC-Bộ Tài…

Cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường,…

Áp lực ESG trong ngành dệt may: Thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam

Tổng quan lý thuyết về ESG và tầm quan trọng đối với…

150 doanh nghiệp tham gia thị trường carbon Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, cùng chung “làn sóng”…

Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?

Doanh nghiệp chuyển đổi sang năng lượng xanh Gần đây, hàng loạt…

Tín chỉ carbon “giải phóng” điện than tại các nước đang phát triển

Theo Reuters, chương trình "Từ than đến năng lượng sạch" (Coal to…

“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?

Trào lưu quay clip ngắn quá trình tự trang trí không gian…

Thêm động lực phát triển điện mặt trời mái nhà

Chính sách đột phá cho phát triển năng lượng xanh Chia sẻ…

Khi 5 “nhà” bắt tay cho nông nghiệp xanh

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững không chỉ là xu thế…

Xem thêm

Tài chínhThế giớiTin tức

Đầu tư xanh của tư nhân ở Đông Nam Á bùng nổ

The Saigon Times 09/05/2025
Bài viếtPhát triển bền vữngThế giới

Đông Nam Á và APAC duy trì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế xanh

VnEconomy 07/05/2025
Năng lượngThế giớiTin tức

Mỹ mạnh tay áp thuế quan lên sản phẩm điện mặt trời từ Đông Nam Á

VnEconomy 23/04/2025
Bài viếtTài nguyên & Môi trườngThế giới

Thị trường thu trữ carbon ở Đông Nam Á tiềm năng cao nhưng không dễ đầu tư

The Saigon Times 30/03/2025
Facebook Instagram Linkedin Twitter Youtube
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Blog
  • Diễn đàn
  • Multimedia
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account