Theo một báo cáo từ Bloomberg, cách rẻ nhất để Nhật Bản đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030 và không phát thải ròng vào giữa thế kỷ này là triển khai các công nghệ sạch như năng lượng gió và mặt trời cũng như xe điện.
Phân tích này trái ngược với lộ trình chuyển đổi mà đất nước này đã đặt ra có thể kéo dài tuổi thọ của thế hệ đốt than và khí đốt đến năm 2050 bằng các cơ sở cùng đốt bằng amoniac và hydro và thu giữ khí thải.
Các chính sách chuyển đổi khí hậu đã khiến Nhật Bản trở thành một ngoại lệ trong các nước thuộc G7, những nước chủ yếu hướng tới năng lượng sạch và tránh xa nhiên liệu hóa thạch tạo ra khí carbon dioxide và khí mê-tan làm hành tinh nóng lên. Quỹ đạo giảm phát thải hiện tại của Nhật Bản lệch nhiều nhất so với mức cần thiết vào năm 2030 để tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Nhật Bản đã chi 1,8 nghìn tỷ USD cho việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch trong giai đoạn 2010-2022, tương đương với mức chi trung bình hàng năm hơn 3% GDP, theo báo cáo Triển vọng năng lượng mới của Nhật Bản do Bloomberg và Mạng lưới Xanh hóa Hệ thống Tài chính (BNEF) công bố hôm thứ Ba (25/7).
Nhà phân tích David Kang cho biết trong báo cáo: “Nếu Nhật Bản có thể chuyển hướng một số khoản chi này sang việc triển khai các công nghệ sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và xe điện, thì nước này sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh tế trong nước hơn, đồng thời giảm lượng khí thải và tăng cường an ninh năng lượng”.
Nhật Bản – quốc gia nghèo tài nguyên, và là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay – đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết của nhiều lựa chọn khác nhau để đạt được an ninh năng lượng và mức phát thải 0% vào năm 2050. Điều đó không chỉ bao gồm năng lượng tái tạo mà cả nhiên liệu hóa thạch như khí tự nhiên và công nghệ vẫn chưa được mở rộng quy mô bao gồm thu hồi, lưu trữ và sử dụng carbon, cũng như đồng đốt amoniac và hydro trong các nhà máy nhiệt điện.
Nước này đã lập luận rằng các quốc gia đang phát triển cũng cần một con đường đa dạng để đạt được các mục tiêu giảm phát thải carbon.
Theo BNEF, chìa khóa để mở tiềm năng năng lượng tái tạo của Nhật Bản là thúc đẩy đầu tư vào lưới điện quốc gia để giúp các nhà phát triển năng lượng gió và mặt trời dễ dàng cung cấp điện sạch ở những nơi cần thiết nhất. Khả năng kết nối các trung tâm nhu cầu như Tokyo và Osaka với sự phát triển năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi dự kiến gần đảo Hokkaido phía bắc hoặc phát triển năng lượng mặt trời ở khu vực phía nam Kyushu là rất quan trọng để tối đa hóa tiềm năng năng lượng tái tạo của đất nước.
Trong kịch bản chuyển đổi do BNEF vạch ra, Nhật Bản cần 489,3 tỷ USD đầu tư vào lưới điện từ năm 2022 đến năm 2050 để tích hợp đầy đủ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và pin nhằm khử carbon cho lĩnh vực sản xuất điện. Ước tính của chính phủ hiện tại về đầu tư lưới điện truyền tải liên vùng vào khoảng 27 – 40,5 tỷ USD cho đến giữa thế kỷ.
Minh Trí