Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu diễn ra vào thời điểm đầy thách thức đối với các quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch.
Tại Việt Nam, mặc dù quá trình chuyển dịch năng lượng đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, đa dạng hoá các nguồn năng lượng sơ cấp, song những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng năng lượng toàn cầu tới Việt Nam là không thể tránh khỏi.
Được sự đồng ý của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, chiều 20/9, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Môi trường phối hợp cùng các đơn vị tổ chương trình “Diễn đàn đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam”. Diễn đàn có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp phát triển năng lượng tại Việt Nam. Tại diễn đàn, các chuyên gia đã đưa ra các ý kiến, cùng thảo luận và tìm giải pháp trong tình huống giá năng lượng thế giới tăng cao khi mà nguồn cung trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh; đánh giá thực trạng và đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam…
Có nên quay trở lại điện hạt nhân?
PGS.TS Lưu Đức Hải Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường cho biết, cùng với việc phát triển đảm bảo nguồn an ninh năng lượng phát triển bền vững chúng ta cũng cần thay đổi toàn hệ thống.
Nguồn năng lượng Trái Đất có 2 nguồn chính. Thứ nhất, năng lượng gió, năng lượng mặt trời,… Thứ hai là nguồn năng lượng tàn dư, như nhiệt điện, xăng dầu,…
Hay chăng chúng ta có nên xem xét lại việc khởi động lại điện hạt nhân. Thực tế thì nhiều nước trên Tây Âu cũng đang hướng đến điện hạt nhân.
Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường cũng cũng nhận định, Việt Nam muốn bảo đảm được nguồn an ninh năng lượng để phát triển kinh tế cần phải cởi trói cho các doanh nghiệp phát triển năng lượng tái tạo. Cởi trói về chính sách, về giá, khuyến khích được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Mục tiêu Net zero ở Việt Nam khó đạt được
TS George Mathew – CEO Công ty Teamsustain limited, với Net Zero là sử dụng tối ưu năng lượng, nếu tối ưu năng lượng sẽ dễ đạt được Net Zero.
Chúng ta sẽ thấy 2012, 60% khí thải đến từ năng lượng, bước đầu tiên để đạt được Net Zero là sử dụng năng lượng hiệu quả và sử dụng tài nguyên đầu vào.
Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng: Nâng cao nhận thức cho khách hàng; Đề xuất cơ chế giám sát hiệu quả sử dụng năng lượng.
Với Việt Nam để đạt được mục tiêu Net Zero phải bắt đầu từ hộ gia đình trước rồi mới đến doanh nghiệp, văn phòng…
Việt Nam nằm trong số quốc gia quan tâm nhiều đến năng lượng tái tạo. Nhưng ta cần kết hợp nhiều nguồn năng lượng điện. Ví dụ: chuyển từ thuỷ điện sang sử dụng nguồn năng lượng khác là điều cũng nên cân nhắc. Điện từ sinh khối… kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.
Ngoài ra Net Zero không phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, mà phải từ nội lực bên trong. Để dạt được mục tiêu Net Zero cần sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, cân nhắc sự chống chịu và tận dụng nguồn lực từ bên trong.
Nghiên cứu lại Quy hoạch điện VIII là tín hiệu đáng mừng
PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khoá XIII, nguyên Uỷ viên Uỷ ban KHCN và Môi trường của Quốc hội cho hay, Quy hoạch điện VIII Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu lại, đây là tín hiệu đáng mừng.
Chúng ta cần phải làm rõ khái niệm xanh là như thế nào? Để cho người dân hiểu và tham gia đóng góp.
PGS.TS Bùi Thị An cũng kiến nghị Quốc hội yêu cầu với Chính phủ báo cáo rõ về lộ trình thực hiện Quy hoạc điện VIII.
Bên cạnh đó, việc bỏ chống độc quyền về điện cũng cần phải được làm rõ, bao giờ xã hội hoá truyền tải điện. Ngoài ra, cần ban hành cơ chế cung cầu. Cố gắng thực hiện Quy hoạch điện VIII vì đây là mong ước của nhiều người dân.
Một số hình ảnh tại diễn đàn:
(Tạp chí Kinh tế Môi trường)