By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Dự án
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Dự án
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Tài chính > Giá tín chỉ carbon tự nguyện Trung Quốc tăng mạnh sau khi mở lại sàn giao dịch
Tài chínhThế giớiTin tức

Giá tín chỉ carbon tự nguyện Trung Quốc tăng mạnh sau khi mở lại sàn giao dịch

Thị trường giao dịch quyền phát thải carbon Trung quốc hoạt động trở lại sau 8 năm với khối lượng và mức giá đa phần cao hơn thị trường tuân thủ...

NetZero.VN 21/03/2025
SHARE
(Ảnh minh họa)

Trung Quốc đã mở lại sàn giao dịch carbon tự nguyện trong tháng 3 này sau lần cuối triển khai vào năm 2017 với các loại tín chỉ đều từ ngành năng lượng.

Tính đến giữa tháng 3, giá tín chỉ giảm thải được chứng nhận (CCER) giao động trong khoảng từ 72 – 107 nhân dân tệ/tín chỉ (tương đương 10 – 15 USD/tín chỉ), cao hơn đáng kể so với hạn ngạch phát thải ở đa phần các phiên. Theo chuyên trang Carbon Credits, tính đến cuối ngày 20/3, giá một tín chỉ carbon là gần 88 nhân dân tệ (khoảng hơn 12 USD/tín chỉ)

Mức giá giao động mạnh thể hiện nhu cầu mua vào ban đầu cao và nguồn cung tín chỉ hạn chế. Trong phiên giao dịch mới nhất, loại tín chỉ này có mức giá khoảng 107 nhân dân tệ (khoảng 15 USD/tín chỉ), cao hơn 21% so với thị trường tuân thủ.

Kết quả tính đến giữa tháng 3 cho thấy các bên giao dịch tổng cộng 911.000 tín chỉ. Con số này gấp ba lần khối lượng của thị trường giao dịch hạn ngạch carbon của nước này. Hai lý do tiềm năng dẫn tới đợt biến động giao dịch này đến từ mong muốn hỗ trợ khởi động lại sàn giao dịch carbon tự nguyện của các doanh nghiệp nhà nước và nguồn cung tín chỉ mới có sẵn hạn chế.

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương. Tín chỉ này chính là một loại tài sản trên thị trường carbon.

Một loại tài sản khác là hạn ngạch phát thải. Đây là lượng khí nhà kính của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định và các doanh nghiệp có thể mua bán hạn ngạch để đảm bảo tuân thủ mục tiêu phát thải đã đề ra. Các nhóm doanh nghiệp nằm trong danh sách cần quản lý phát thải khí nhà kính sẽ phải để ý mức hạn ngạch này một cách nghiêm ngặt.

Quy định của Trung Quốc là các doanh nghiệp kiểm soát phát thải có thể sử dụng tín chỉ carbon để hoàn tất thanh toán hạn ngạch, nhưng thông thường sẽ bị giới hạn ở mức 5% đến 10% tổng hạn mức phát thải mà doanh nghiệp kiểm soát phát thải cần thanh toán.

Trung Quốc đã đưa CCER (tín chỉ giảm thải được chứng nhận) lên sàn tự nguyện nước này vào năm 2012 để khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế tối đa phát thải khí nhà kính trong hoạt động sản xuất, xử lý máy móc. Dù đã ngừng cung cấp chương trình này vào năm 2017, song trước vấn đề biến đổi khí hậu, Bộ sinh thái và Môi trường đã quyết định tái khởi động vào năm ngoái, cấp phép cho các dự án đủ điều kiện bán tín chỉ.

Tuy nhiên, lần tái khởi động chương trình này mới chỉ tập trung vào các dự án cần cấp thêm vốn để sinh lời như điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, trồng rừng, phục hồi rừng ngập mặn, thu hồi khí thải methane và chiếu sáng hiệu quả. Vào tuần trước, Bộ này đã phê duyệt 9 dự án mới cung cấp khoảng 9,5 triệu tấn tín chỉ trong năm nay, bao gồm 7 trang trại điện gió ngoài khơi và 1 nhà máy điện mặt trời. Các đơn vị phát triển gồm công ty Tam Hiệp Trung Quốc, Đầu tư điện lực Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư Năng lượng Trung Quốc và Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và không khí sạch (CREA), sàn giao dịch carbon tự nguyện là công cụ chiến lược giúp Trung Quốc đạt đỉnh phát thải carbon vào năm 2030 và hướng tới trung hòa carbon (Net Zero) vào năm 2060.

Bắc Kinh cũng cam kết kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng năng lượng từ than đá, giữ vững mục tiêu giảm 18% lượng khí thải carbon theo kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2020-2025. Dù vậy, giới phân tích vẫn lo ngại Trung Quốc không thể hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Bởi lẽ, than đá vẫn chiếm gần 80% lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch của nước này và tốc độ giảm thải còn rất chậm.

Theo một khảo sát về tác động của việc phát hành tín chỉ giảm thải được chứng nhận (CCER) đối với thị trường carbon tại Trung Quốc thực hiện vào cuối năm ngoái được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc và Dự án Khoa học và Công nghệ của Phòng thí nghiệm Đổi mới Khoa học và Công nghệ Vật liệu Năng lượng tỉnh Phúc Kiến, tín chỉ CCER có tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo để giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu, nhờ khả năng chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tiêu thụ năng lượng.

Với cùng mục tiêu Net Zero, Việt Nam sẽ thí điểm sàn giao dịch carbon từ 2025, dự kiến vận hành chính thức vào 2029.

Ngày 24/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 232/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Mục tiêu chung của Đề án nhằm phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), với chi phí thấp, đồng thời tạo nguồn tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải.

Cùng với đó thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, phát triển kinh tế carbon thấp và ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Cụ thể, đến trước tháng 6/2025 hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, tạo cơ sở triển khai thí điểm sàn giao dịch carbon. Đồng thời, xây dựng hạ tầng vận hành thị trường carbon, nâng cao năng lực quản lý của cơ quan nhà nước và nhận thức, năng lực tham gia thị trường của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Đức Toàn

TAGGED:CCERquyền phát thảitín chỉ carbonTrung Quốc
SOURCES:VnEconomy
Previous Article Sẽ có tiêu chí môi trường và xác nhận dự án đầu tư được cấp tín dụng xanh
Next Article Ngày Quốc tế về Rừng 2025: “Rừng và Thực phẩm”
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật
Phụ phẩm nông nghiệp trở thành động lực cho sản phẩm xanh “Made in Việt Nam”

Khi các cam kết trung hòa carbon đang dịch chuyển từ khẩu…

Hoàn thiện pháp luật về hệ thống lưu trữ năng lượng tại Việt Nam: “Cuộc đua” về công nghệ và thể chế để đạt Net Zero

Khoảng trống tiêu chuẩn kỹ thuật Luật Điện lực sửa đổi năm…

Nhà đầu tư xem xét “trừng phạt” doanh nghiệp rút lại chính sách ESG

Sau khi bị phản đối mạnh mẽ ở Mỹ, các quy định…

Tạo động lực chuyển đổi xanh từ thị trường carbon

Phát triển thị trường carbon theo hướng bền vững Theo đánh giá…

Triển khai dự án carbon rừng, cấp tín chỉ carbon rừng: Cần rõ khung pháp lý

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn…

Việt Nam hướng thành trung tâm xuất khẩu điện khu vực

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh không chỉ…

Chi phí điện năng quy dẫn (LCOE) cho năng lượng tái tạo và đề xuất tiêu chí thay thế trong bối cảnh Việt Nam

Trong Báo cáo chuyên đề “Đánh giá tiêu chí Chi phí điện…

SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero

Sự kiện do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng UBND…

Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu

Khi các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt, các…

Kinh tế xanh, “chìa khóa” để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng

Quyết định mới đây của Ủy ban nhân dân TP.HCM về việc…

Xem thêm

Tài nguyên & Môi trườngThế giớiTin tức

EU đề xuất mua tín chỉ carbon bên ngoài để đạt mục tiêu khí hậu

The Saigon Times 30/06/2025
Bài viếtChính sáchTài nguyên & Môi trường

Khơi dậy tiềm năng carbon xanh từ biển

NetZero.VN 15/06/2025
Bài viếtChính sáchThế giới

Nguy cơ từ làn sóng đầu tư xanh của Trung Quốc

The Saigon Times 31/05/2025
Bài viếtChính sáchTài chính

Tín chỉ carbon – Hướng mở cho tài sản bảo đảm và thị trường tài chính xanh tại Việt Nam

NetZero.VN 04/05/2025
Facebook Instagram Linkedin Twitter Youtube
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Dự án
  • Multimedia
  • Diễn đàn
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account