By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
    • Diễn đàn
    • Giới thiệu
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Dự án
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
    • Diễn đàn
    • Giới thiệu
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Dự án
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Chính sách > Tín chỉ carbon làm tài sản đảm bảo: Hướng đi mới từ bài học quốc tế
Bài viếtChính sáchTài chính

Tín chỉ carbon làm tài sản đảm bảo: Hướng đi mới từ bài học quốc tế

Từ các mô hình quốc tế về tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm, Việt Nam có thể sớm thiết lập hành lang pháp lý và cơ chế vận hành phù hợp nhằm phát triển thị trường này hiệu quả, bền vững.

Diễn đàn Doanh nghiệp 12/05/2025
SHARE
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển tín chỉ carbon và có tiềm năng cho việc sử dụng làm tài sản bảo đảm. (Ảnh minh hoạ)

Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước xây dựng thị trường tín chỉ carbon nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, một trong những nội dung quan trọng cần được quan tâm là việc định danh và sử dụng tín chỉ carbon như một loại tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài chính. Đây không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan chặt chẽ đến khung pháp lý, cơ sở hạ tầng giao dịch và niềm tin thị trường.

Kinh nghiệm quốc tế

Nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai các mô hình và cơ chế khác nhau để giải quyết vấn đề này. Việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm quốc tế sẽ giúp Việt Nam xây dựng được một nền tảng vững chắc, tránh được những rủi ro không đáng có và tận dụng hiệu quả tiềm năng phát triển của mình.

Qua nghiên cứu và trao đổi với nhiều đồng nghiệp chuyên gia, tôi nhận thấy có một số mô hình tốt Việt Nam có thể tham khảo để phát triển khung pháp lý và cơ chế vận hành cho tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm.

Hệ thống Giao dịch Phát thải châu Âu (EU ETS) là một mô hình tiêu biểu. EU đã công nhận EU Allowances (EUA) là tài sản tài chính, cho phép sử dụng trong các giao dịch bảo đảm ngân hàng. Điểm mạnh của hệ thống này là cơ chế đăng ký tập trung, được quản lý bởi các cơ quan quốc gia, giúp theo dõi quyền sở hữu và trạng thái tín chỉ một cách minh bạch. Tuy nhiên, EU ETS cũng từng đối mặt với vụ gian lận thuế VAT năm 2010, gây thiệt hại khoảng 5 tỷ euro. Đây là bài học quý giá về việc cần xây dựng quy định thuế rõ ràng cho giao dịch tín chỉ carbon. Việt Nam có thể áp dụng mô hình đăng ký tập trung tương tự, đồng thời bổ sung các cơ chế phòng chống gian lận ngay từ giai đoạn đầu thiết kế hệ thống.

Thái Lan có kinh nghiệm trong tích hợp tín chỉ carbon vào các lĩnh vực kinh tế cụ thể, đặc biệt là nông nghiệp và lâm nghiệp. Chương trình Thailand Voluntary Emission Reduction (T-VER) kết hợp tín chỉ carbon với tài sản nông nghiệp theo Luật An ninh Kinh doanh (Business Security Act). Điều này cho phép người nông dân sử dụng tín chỉ carbon từ dự án trồng rừng cùng với quyền sở hữu cây trồng để vay vốn ngân hàng. Đây là phương pháp tiếp cận phù hợp với Việt Nam, nơi có tiềm năng lớn từ các dự án REDD+ và nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn thiếu hướng dẫn chi tiết về định danh pháp lý của tín chỉ carbon, dẫn đến sự thận trọng từ phía ngân hàng. Việt Nam cần khắc phục hạn chế này bằng cách ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể.

Úc mang tới một mô hình đáng tham khảo về quản lý tín chỉ carbon thông qua hệ thống đăng ký và MRV (Đo lường, Báo cáo, Thẩm định) minh bạch. Australian Carbon Credit Units (ACCUs) được quản lý bởi Clean Energy Regulator, có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm khi được đăng ký rõ ràng và xác minh kỹ lưỡng. Các ngân hàng tại Úc thường kiểm tra trạng thái pháp lý của ACCUs, bao gồm quyền sở hữu và tình trạng chưa bị sử dụng, trước khi chấp nhận chúng làm tài sản bảo đảm. Hệ thống MRV của Úc, với các quy trình kiểm tra độc lập và báo cáo định kỳ, đảm bảo tính toàn vẹn của tín chỉ carbon, tăng độ tin cậy cho các tổ chức tài chính.

Cuối cùng, mô hình “Jinmi Carbon Credit Mortgage” của Ngân hàng GRCB tại Trung Quốc cho thấy cách thức tổ chức tín dụng phối hợp với cơ quan quản lý để giảm thiểu rủi ro. GRCB yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tín chỉ carbon hợp lệ, được xác minh bởi cơ quan quản lý môi trường, trước khi cấp vay. Đây là cơ chế kiểm soát hiệu quả, giúp giảm nguy cơ thu hồi tín chỉ ảnh hưởng đến quyền bảo đảm. Việt Nam có thể áp dụng cơ chế này bằng cách yêu cầu các ngân hàng ký thỏa thuận với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan quản lý sàn giao dịch tín chỉ carbon để xác minh quyền sở hữu và trạng thái của tín chỉ trước khi chấp nhận chúng làm tài sản bảo đảm.

TS. Phạm Đức Anh – Phó Trưởng phòng NCKH và tư vấn, Viện NCKH Ngân hàng, HVNH

Tiềm năng cho Việt Nam

Tôi đánh giá khá tích cực về tiềm năng phát triển của thị trường tín chỉ carbon Việt Nam trong bối cảnh có hành lang pháp lý đầy đủ cho việc sử dụng làm tài sản bảo đảm.

Xét về chính sách, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính thông qua mục tiêu Net Zero 2050 và tham gia các hiệp định quốc tế như Thỏa thuận Paris. Những cam kết này tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy nhu cầu tín chỉ carbon từ các doanh nghiệp, đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng, năng lượng và vận tải – những lĩnh vực cần phải đáp ứng các yêu cầu giảm phát thải ngày càng nghiêm ngặt.

Về điều kiện tự nhiên và cơ hội thị trường, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển tín chỉ carbon. Qua các nghiên cứu và khảo sát thực địa, tôi nhận thấy Việt Nam có tiềm năng đáng kể từ các dự án năng lượng tái tạo, quản lý rừng bền vững và nông nghiệp carbon thấp. Theo các phân tích định lượng, nếu tận dụng hiệu quả nguồn cung từ các lĩnh vực này, Việt Nam có thể đạt giá trị giao dịch tín chỉ carbon khoảng 300 triệu USD mỗi năm. Đặc biệt, với diện tích rừng chiếm 50% lãnh thổ và tỷ lệ che phủ rừng cao (42%), thị trường carbon rừng có thể tạo ra lợi ích kinh tế-xã hội đáng kể. Qua các đánh giá thực địa, tôi nhận thấy có hơn 25 triệu người dân sống phụ thuộc vào rừng có thể hưởng lợi từ việc phát triển thị trường tín chỉ carbon liên quan đến lâm nghiệp.

Một yếu tố tích cực khác là TP. Hồ Chí Minh đang định hướng trở thành trung tâm giao dịch tín chỉ carbon khu vực, mở ra cơ hội xuất khẩu tín chỉ carbon sang các thị trường quốc tế như Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Qua trao đổi với các đối tác quốc tế, tôi nhận thấy họ đánh giá cao nguồn cung tín chỉ carbon từ Việt Nam nhờ tính cạnh tranh về chi phí so với nhiều quốc gia khác.

Tuy nhiên, cần nhận diện một số thách thức tồn tại. Việt Nam vẫn còn thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp cho thị trường carbon, đặc biệt là các hệ thống đăng ký, giao dịch và giám sát minh bạch. Nhận thức và năng lực của nhiều doanh nghiệp về tín chỉ carbon còn hạn chế. Ngoài ra, còn có những rủi ro từ biến động giá cả quốc tế có thể ảnh hưởng đến giá trị của tín chỉ carbon khi làm tài sản bảo đảm.

Tựu chung lại, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cam kết chính sách mạnh mẽ và nhu cầu thị trường ngày càng tăng, tôi cho rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển một thị trường tín chỉ carbon năng động trong trung và dài hạn, nếu xây dựng được hành lang pháp lý minh bạch và toàn diện cho việc sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm, trở thành một nguồn lực tài chính quan trọng cho phát triển bền vững.

TS. Phạm Đức Anh – Phó Trưởng phòng NCKH, Viện NCKH Ngân hàng, HVNH

TAGGED:thị trường carbon
SOURCES:Diễn đàn Doanh nghiệp
Previous Article Carbon offset: Giải pháp thực sự hay chỉ là hình thức “rửa xanh” phát thải?
Next Article Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật
Tạo động lực chuyển đổi xanh từ thị trường carbon

Phát triển thị trường carbon theo hướng bền vững Theo đánh giá…

Triển khai dự án carbon rừng, cấp tín chỉ carbon rừng: Cần rõ khung pháp lý

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn…

Việt Nam hướng thành trung tâm xuất khẩu điện khu vực

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh không chỉ…

Chi phí điện năng quy dẫn (LCOE) cho năng lượng tái tạo và đề xuất tiêu chí thay thế trong bối cảnh Việt Nam

Trong Báo cáo chuyên đề “Đánh giá tiêu chí Chi phí điện…

SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero

Sự kiện do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng UBND…

Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu

Khi các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt, các…

Kinh tế xanh, “chìa khóa” để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng

Quyết định mới đây của Ủy ban nhân dân TP.HCM về việc…

Hội thảo “Tăng cường đổi mới và công nghệ hướng tới tăng trưởng xanh”

Trong thời gian qua, chuyển đổi xanh đã trở thành xu thế…

Honda Việt Nam đẩy mạnh xe điện và hybrid từ năm 2026 cho mục tiêu Net Zero

Bà Sayaka Arai, Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam (HVN)…

Dừng cấp vốn điện than, đặt nền móng cho tài chính xanh

Trong một báo cáo vừa được công bố gần đây bởi OXFAM…

Xem thêm

Chính sáchTài nguyên & Môi trườngTin tức

Thí điểm thị trường carbon: có thể không kịp vào tháng Sáu

The Saigon Times 30/05/2025
Chính sáchTài chínhTin tức

Bộ Tài chính triển khai kế hoạch phát triển thị trường carbon

NetZero.VN 29/05/2025
Tài nguyên & Môi trườngTin tức

150 doanh nghiệp tham gia thị trường carbon Việt Nam

The Saigon Times 21/05/2025
Bài viếtNông - Lâm nghiệpTài nguyên & Môi trường

Tín chỉ carbon rừng: Tài sản xanh mới cho kinh tế Việt Nam

NetZero.VN 17/05/2025
Facebook Instagram Linkedin Twitter Youtube
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Blog
  • Diễn đàn
  • Multimedia
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account