By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
    MultimediaShow More
    [HTV] Phóng sự: Net Zero từ Di sản
    NetZero.VN 11/03/2025
    VTV – Tạp chí Kinh tế đặc biệt 2025: “Net Zero – Quỹ đạo Mới”
    NetZero.VN 30/01/2025
    Hợp tác giảm phát thải, hướng tới Net Zero
    NetZero.VN 05/01/2025
    Net Zero Talks 03 / Du lịch: Câu chuyện Làng Nhỏ
    NetZero.VN 31/10/2024
    Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi
    NetZero.VN 09/10/2024
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Tài nguyên & Môi trường > Thị trường thu trữ carbon ở Đông Nam Á tiềm năng cao nhưng không dễ đầu tư
Bài viếtTài nguyên & Môi trườngThế giới

Thị trường thu trữ carbon ở Đông Nam Á tiềm năng cao nhưng không dễ đầu tư

Các chương trình hành động cắt giảm khí thải nhà kính ở các nước Đông Nam Á đang mở ra cơ hội lớn cho thị trường thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) của khu vực.

The Saigon Times 30/03/2025
SHARE
Mckinsey đánh giá, thị trường CCS của Đông Nam Á có thể tạo ra doanh thu từ 5-10 tỉ đô la Mỹ mỗi năm. (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Các chương trình hành động cắt giảm khí thải nhà kính ở các nước Đông Nam Á đang mở ra cơ hội lớn cho thị trường thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) của khu vực. Thế nhưng, để mở khóa cơ hội này, Đông Nam Á cần vượt qua các thách thức gồm chi phí đầu tư cao, cơ chế định giá carbon còn yếu và thiếu công nghệ CCS đột phá, theo nhận định của hãng tư vấn quản lý toàn cầu Mckinsey & Co.

Quy mô thị trường CCS còn nhỏ

Báo cáo gần đây của Mckinsey dự báo, CCS sẽ đóng vai trò ngày càng quan trong trong quá trình chuyển tiếp sang năng lượng sạch của thế giới, đặc biệt là đối với những ngành khó khử carbon. Các lĩnh vực như điện, sắt thép, xi măng và hóa dầu dự kiến sẽ là động lực chính để thúc đẩy cầu CCS trong tương lai.

Đến năm 2050, các dự án CCS trên toàn cầu cần xử lý 15-20% lượng phát thải khí nhà kính cầu hiện nay để thế giới đạt mục tiêu đưa phát thải ròng carbon về 0 (Net-Zero). Tỷ lệ này tương đương khoảng 4-6 tỉ tấn khí carbon mỗi năm.

Quy mô thị trường CCS toàn cầu hiện nay vẫn còn tương đối nhỏ, với công suất thu trữ khoảng 50 triệu tấn khí carbon hàng năm.

Trong những năm gần đây, nhiều dự án CCS lớn được công bố ở châu Âu và Bắc Mỹ, có thể tạo ra sự thay đổi lớn. Nếu những dự án này thành hiện thực thì công suất CCS toàn cầu có thể tăng hơn 10 lần vào năm 2030. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt tới mục tiêu thu trữ khoảng 1 tỉ tấn khí carbon hàng năm vào năm 2030 để đáp ứng lộ trình hướng đến Net-Zero vào năm 2050 của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

Tại Đông Nam Á, hơn một tỉ tấn khí carbon thải ra các nguồn điểm (point source emissions) hàng năm. Phát thải từ nguồn điểm là thuật ngữ dùng để chỉ các khí thải hoặc chất ô nhiễm phát ra từ một nguồn cố định, cụ thể và có thể xác định được, chẳng hạn như một nhà máy, nhà máy điện, hoặc cơ sở công nghiệp.

Đây là khái niệm quan trọng trong quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm, vì các nguồn điểm thường dễ đo lường, giám sát và điều chỉnh hơn so với các nguồn phát thải phân tán (non-point source emissions).

Theo Mckinsey, việc thu trữ 10-20% lượng khí thải này có thể tạo ra cơ hội doanh thu từ 5-10 tỉ đô la mỗi năm cho Đông Nam Á trong giai đoạn 2030-2040.

Mức doanh thu trên dựa giả định rằng, giá tín chỉ carbon của các nước Đông Nam Á khớp với mức giá mục tiêu 60 đô la/tấn vào năm 2030 do Singapore đặt ra.

Với cơ hội đáng kể này, sự quan tâm đối với các dự án CCS đang ngày càng tăng ở Đông Nam Á. Các nước có tiềm năng lớn về “bể chứa” carbon tự nhiên (rừng, biển và đất đai) như Malaysia, Indonesia và Thái Lan đang có tham vọng trở thành trung tâm CCS trong khu vực.

Trong tháng 3, Quốc hội Malaysia thông qua đạo luật CCUS nhằm xây dựng khung pháp lý toàn diện đối với hoạt động thu hồi, vận chuyển, sử dụng và lưu trữ khí carbon vĩnh viễn ở Malaysia. Đạo luật bao gồm các quy định về nhập khẩu và lưu trữ khí carbon ở các vùng biển xa bờ, dự kiến có hiệu lực vào ngày 31/3.

Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli nhấn mạnh, đạo luật này có khả năng mang lại 250 tỉ đô la Mỹ cho nền kinh tế Malaysia trong vòng 30 năm. Đạo luật CCUS sẽ giúp đất nước giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời củng cố vị thế là “người tiên phong trong khu vực về công nghệ carbon thấp”.

Công ty chứng khoán TA Securities dự báo, từ nay đến năm 2030, công nghệ CCS ở Malaysia có thể thu hút vốn đầu tư hơn 10 tỉ đô la, giúp đáp ứng mục tiêu của chính phủ là thu trữ 40-80 triệu tấn khí carbon mỗi năm.

Dự án CCS đầu tiên Malaysia đang được xây dựng ở ngoài khơi bờ biển của bang Sarawak, có thể là dự án CCS ngoài khơi lớn nhất thế giới. Dự án nằm tại mỏ khí Kasawari của tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia Petronas, có thể thu hồi 3,3 triệu tấn carbon mỗi năm, giúp giảm khoảng 14,6% lượng phát thải hàng năm của mỏ này. Lượng khí carbon thu hồi sẽ được vận chuyển thông qua một đường ống dài 138 km để bơm xuống một mỏ khí khác đã cạn kiệt.

Mỏ khí Kasawari nằm ngoài khơi bờ biển của bang Sarawak (Malaysia) là nơi triển khai dự án CCS đầu tiên của Malaysia. (Ảnh: NS Energy Business)

Hành động khí hậu thúc đẩy nhu cầu CCS

Các kế hoạch hành động về khí hậu trên khắp Đông Nam Á đều hướng tới mục tiêu giảm lượng khí thải carbon tuyệt đối hoặc cường độ phát thải carbon từ 30-40% vào năm 2030.

Ví dụ, Thái Lan đã đặt mục tiêu giảm phát thải carbon 30-40 % vào năm 2030. Malaysia có kế hoạch giảm cường độ carbon trên toàn nền kinh tế xuống 45 % vào năm 2030 so với mức năm 2005. Singapore đặt mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính ròng xuống còn 60 triệu tấn carbon tương đương vào khoảng năm 2030. Trong khi đó, Indonesia muốn giảm phát thải vô điều kiện (không đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính và công nghệ từ bên ngoài) hơn 30% năm 2030.

Những mục tiêu này hứa hẹn thu hút sự chú ý đến các đòn bẩy khử carbon như CCS.

Việt Nam đã cam kết đạt mục tiêu Net-Zero vào năm 2050 và công nhận CCS là công nghệ quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính. Việt Nam đang nghiên cứu sử dụng các mỏ dầu khí cạn kiệt để lưu trữ carbon, với một số mỏ đang được đánh giá về khả năng lưu trữ thương mại.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) hiện đang triển khai nhiều dự án CCS như là một phần trong chiến lược chuyển đổi năng lượng.

Phân tích của McKinsey cho thấy, trong số hơn một tỉ tấn khí thải từ các nguồn điểm mỗi năm ở Đông Nam Á, khoảng 10-20% nằm ở vị trí địa lý gần các bể chứa carbon tự nhiên. Với những điều kiện này, Đông Nam Á đang ở vị thế thuận lợi để phát triển các loại trung tâm CCS khác nhau.

Ví dụ, một số địa điểm ở Indonesia có tiềm năng trở thành trung tâm CCS phục vụ các cơ sở phát thải lớn hoặc trung tâm CCS phục vụ nhiều ngành công nghiệp cùng lúc.

Các các cụm công nghiệp lớn ở Indonesia như cụm công nghiệp ở thành phố Cilegon, nơi phát thải hơn 50 triệu tấn khí thải nguồn điểm, và một cụm công nghiệp khác ở Baturaja, nơi phát thải hơn 20 triệu tấn khí thải nguồn điểm, có thể tận dụng các bể chứa carbon tự nhiên gần đó, có tiềm năng lưu trữ từ 1-2 tỉ tấn khí carbon.

Gần đây, Bộ Năng lượng và tài nguyên khoáng sản Indonesia đã ban hành các quy định quản lý công nghệ CCS nhằm mục đích mở ra các cơ hội mới cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau đồng thời giải quyết các thách thức hiện tại, chẳng hạn như phát triển cơ sở hạ tầng liên quan.

Đối mặt hàng loạt thách thức

Báo cáo của McKinsey ghi nhận, bất chấp cơ hội lớn, có một số yếu tố đang làm chậm quá trình áp dụng CCS ở Đông Nam Á.

Đầu tiên, chi phí ước tính để phát triển các dự CCS ở Đông Nam Á theo mức giá carbon hiện tại là quá cao. Các yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến chi phí là độ tinh khiết của khí thải carbon thu hồi, khoảng cách từ nguồn phát thải đến bể chứa và điều kiện địa chất của địa điểm lưu trữ.

Phân tích của McKinsey dự đoán, chi phí CCS ở Đông Nam Á vào khoảng  60-120 đô la/tấn carbon được lưu trữ, có khả năng tăng lên tới 150 đô la cho mỗi tấn nếu không được quản lý tối ưu. Đó là mức chi phí mà các bên liên quan sẽ không kham nổi, đặc biệt là các công ty trong ngành thép, xi măng và hóa dầu.

Thứ hai, không giống như các thị trường CCS ở châu Âu và Mỹ, Đông Nam Á vẫn đang phát triển cơ chế định giá carbon, thiếu sự rõ ràng về chính sách hỗ trợ và quản lý cũng như thiếu khả năng tiếp cận nguồn tài chính xanh với chi phí thấp.

Cuối cùng, Đông Nam Á vẫn thiếu các giải pháp đột phá về công nghệ CCS trong thời gian tới. McKinsey cho biết, chi phí CCS phần lớn phụ thuộc vào chi phí thu hồi carbon, chiếm khoảng 70 % tổng chi phí CCS.

Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ sử dụng các dung dịch chứa hợp chất amin để hấp thụ carbon từ khí thải của các nhà máy điện, nhà máy thép, hoặc các cơ sở công nghiệp khác đã tiến đến trạng thái bão hòa. Đây là công nghệ phổ biến nhất trong các dự án CCS thương mại, có thể thu hồi 90-95% lượng carbon trong khí thải.

Trong khi đó, các công nghệ CCS khác, chẳng hạn như công nghệ làm lạnh sâu (cryogenic technology) có chi phí tốn kém hơn. Công nghệ này tận dụng các nguyên lý vật lý của nhiệt độ thấp để chuyển khí carbon thành dạng lỏng hoặc rắn, từ đó dễ dàng tách ra khỏi khí hỗn hợp.

McKinsey dự báo, các cải tiến trong tương lai chỉ giúp chi phí của công nghệ làm lạnh sâu giảm khoảng 20-30% vào năm 2030.

Lê Linh (Theo mckinsey.com, Carbon Herald, AFP)

TAGGED:Đông Nam Álưu trữ carbonthu giữ carbonthu trữ carbon
SOURCES:KTSG Online
Previous Article EU-ETS: Thị trường trao đổi phát thải của Liên minh châu Âu
Next Article Thành phố Huế: Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?

Doanh nghiệp chuyển đổi sang năng lượng xanh Gần đây, hàng loạt…

Tín chỉ carbon “giải phóng” điện than tại các nước đang phát triển

Theo Reuters, chương trình "Từ than đến năng lượng sạch" (Coal to…

“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?

Trào lưu quay clip ngắn quá trình tự trang trí không gian…

Thêm động lực phát triển điện mặt trời mái nhà

Chính sách đột phá cho phát triển năng lượng xanh Chia sẻ…

Khi 5 “nhà” bắt tay cho nông nghiệp xanh

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững không chỉ là xu thế…

Cà phê Net Zero 15 (Hà Nội): Sống thân thiện với môi trường và bền vững

Liên Hợp Quốc đã xác định: “Phát triển bền vững là sự…

ESG – “Bộ lọc mới” cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam

Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025 lần thứ ba mới…

Tín chỉ carbon rừng: Tài sản xanh mới cho kinh tế Việt Nam

Tín chỉ carbon rừng – Cơ hội từ tài nguyên vô hình…

Tương lai chuyển đổi xanh nhìn từ Nghị quyết 68-NQ/TW

Việt Nam đang bước vào một cuộc cách mạng thể chế toàn…

Đà Nẵng thúc đẩy giải pháp giảm phát thải khí nhà kính hướng tới Net Zero

Hội thảo khoa học về “Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp…

Xem thêm

Tài chínhThế giớiTin tức

Đầu tư xanh của tư nhân ở Đông Nam Á bùng nổ

The Saigon Times 09/05/2025
Bài viếtPhát triển bền vữngThế giới

Đông Nam Á và APAC duy trì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế xanh

VnEconomy 07/05/2025
Năng lượngThế giớiTin tức

Mỹ mạnh tay áp thuế quan lên sản phẩm điện mặt trời từ Đông Nam Á

VnEconomy 23/04/2025
Bài viếtKhoa học & Công nghệThế giới

Nhà đầu tư thích các dự án khử carbon có chi phí cao

The Saigon Times 20/04/2025
Facebook Instagram Linkedin Twitter Youtube
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Blog
  • Diễn đàn
  • Multimedia
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account