By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero VietNamNetZero.VN - Net Zero VietNam
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức
  • Sự kiện
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Đời sống – Xã hội
    • Kinh tế – Doanh nghiệp
    • Khoa học công nghệ
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Bình Dương
    • Đà Nẵng
    • Thế giới
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
    MultimediaXem thêm
    [VNews] Chính thức được phê duyệt Quy hoạch điện VIII
    Vietnam News Agency 17/05/2023
    Phát triển hydro và những thách thức của Việt Nam
    NetZero.VN 09/04/2023
    Giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo đang cao hơn nguồn điện truyền thống
    NetZero.VN 07/04/2023
    Đường tới công trình cân bằng năng lượng / Trần Thành Vũ
    NetZero.VN 01/04/2023
    [VTV24] Thúc đẩy vốn tín dụng xanh
    NetZero.VN 04/02/2023
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Notification Xem thêm
Latest News
Ngày Xe đạp Thế giới 3/6: Lan tỏa “văn hóa đạp xe” trên toàn cầu
Sự kiện Xây dựng & Giao thông
Điều phối đồng bộ giữa các phân ngành năng lượng với quy hoạch khác
Năng lượng Tin tức
Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam?
Bài viết Năng lượng
Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Chính sách Tài nguyên & Môi trường Tin tức
Chiến lược tái công nghiệp hóa châu Âu
Công nghiệp Thế giới Tin tức
Aa
NetZero.VN - Net Zero VietNamNetZero.VN - Net Zero VietNam
Aa
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức
  • Sự kiện
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Đời sống – Xã hội
    • Kinh tế – Doanh nghiệp
    • Khoa học công nghệ
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Bình Dương
    • Đà Nẵng
    • Thế giới
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Follow US
NetZero.VN - Net Zero VietNam > Lĩnh vực > Khoa học & Công nghệ > 5 dạng truyền nhiệt qua kính
Bài viếtKhoa học & Công nghệXây dựng & Giao thông

5 dạng truyền nhiệt qua kính

Bài viết này tập trung giới thiệu năm dạng nhiệt truyền qua kính theo ngôn ngữ hình ảnh dễ hiểu nằm trong series các chỉ số kỹ thuật công trình xanh.

Edeec 21/02/2023
SHARE

Tại sao Quy chuẩn 09 lại yêu cầu tính toán tỷ lệ WWR và chỉ số SHGC, hệ số nhận nhiệt mặt trời của kính ? Đơn giản là vì tại khí hậu nhiệt đới, nhiệt truyền qua kính thường chiếm tỷ lệ lớn nhất, nên chi phí hệ thống kỹ thuật, tiện nghi nhiệt, chi phí vận hành liên quan trực tiếp tới chất lượng kính và tỉ lệ kính trên tường WWR. Ngoài ra ở miền bắc Việt Nam thì chỉ số U Value hệ khung kính thấp cũng giúp cho căn nhà ít phải dùng sưởi hơn trong mùa đông.

Kính là loại vật liệu ngày càng quan trọng trong thiết kế kiến trúc hiện đại, được sử dụng phổ biến cho mọi loại hình công trình đặc biệt các tòa nhà cao ốc. Với tư vấn thiết kế kiến trúc, cơ điện, môi trường, hiểu về nhiệt truyền qua kính sẽ rất quan trọng khi muốn theo đuổi một công trình hiệu quả năng lượng và tiện nghi. Bởi ảnh hưởng của kính lên nhiệt truyền vào công trình là rất lớn. Những sự lựa chọn kính khác nhau mang lại kết quả khác biệt lớn.

Bài viết này tập trung giới thiệu năm dạng nhiệt truyền qua kính theo ngôn ngữ hình ảnh dễ hiểu nằm trong series các chỉ số kỹ thuật công trình xanh.

5 dạng nhiệt truyền qua kính bao gồm:

Dạng 1: Truyền Nhiệt Do Bức Xạ Mặt Trời

Bức xạ mặt trời tới kính có thể dưới dạng tia trực xạ từ mặt trời, tia tán xạ từ mây và tia phản xạ từ bề mặt xung quanh công trình. Dạng truyền nhiệt này liên quan tới chỉ số: SHGC

Khi chiếu tới kính, nhiệt bức xạ mặt trời sẽ chia làm 3 phần:

  • Một phần bức xạ mặt trời truyền qua
  • Một phần phản xạ lại
  • Một phần hấp thụ sau đó phát xạ ra 2 bên kính dưới dạng bức xạ nhiệt sóng dài

Dạng truyền nhiệt này cần được quan tâm hơn tại các vùng khí hậu nóng có bức xạ mặt trời lớn. Các giải pháp kiến trúc liên quan tới việc giảm nhiệt bức xạ mặt trời qua kính với vùng khí hậu nóng có thể bao gồm:

  • Giảm tỉ lệ kính trên tường WWR
  • Sử dụng kính có chỉ số SHGC thấp
  • Che nắng cho cửa sổ

Tới đây cần hiểu kỹ hơn quang phổ mặt trời truyền qua kính như thế nào?

Bức xạ mặt trời chiếu tới kính là sóng điện từ có bước sóng từ 0.3-2.5 micromet bao gồm 3 thành phần:

  • Tia cực tím, hay còn gọi là tia UV (chiếm 3%)
  • Ánh sáng nhìn thấy, là sóng điện từ mà mắt người có thể cảm nhận (chiếm 42-44%)
  • Bức xạ nhiệt sóng ngắn (53%-55%)

Khi ta nói kính cho bức xạ mặt trời truyền qua, hấp thụ hay phản xạ là cho lần lượt 3 thành phần này truyền qua, hấp thụ hay phản xạ. Kính khác nhau sẽ cho tỉ lệ 3 thành phần riêng rẽ này truyền qua, phản xạ hay hấp thụ khác nhau.

Dạng 2: Truyền Nhiệt Bức Xạ Từ Vật Thể Nóng

Các vật thể nóng như người, đèn, lò sưởi hoặc các bức tường, vỉa hè bị nung nóng đều phát ra bức xạ nhiệt sóng dài tới kính. Nhiệt truyền qua phụ thuộc vào nhiệt độ bề mặt vật thể nóng và khoảng cách tới kính. Dạng truyền nhiệt này liên quan tới chỉ số U-Value.

Khác bức xạ nhiệt mặt trời bức xạ nhiệt sóng dài hầu hết bị hấp thụ bởi kính rồi phát xạ thứ phát ra 2 bên tùy theo nhiệt độ chênh lệch 2 bên kính.

Dạng truyền nhiệt này cần được quan tâm chú ý tại các vùng khí hậu cần giữ ấm trong nhà vào mùa lạnh như vùng núi phía bắc, (thành phố Sapa, tỉnh Yên Bái, Hà Giang…) hay vào mùa đông tại các vùng đồng bằng bắc bộ, cao nguyên Lâm Đồng. Các giải pháp kiến trúc bao gồm:

  • Giảm tỉ lệ kính trên tường WWR
  • Sử dụng kính có chỉ số U thấp (cho cả kính và khung)
  • Tấm cách nhiệt linh động cho kính vào ban đêm tại khí hậu lạnh (như dạng cửa sổ cánh, cửa cuốn đóng kín lắp bên ngoài cửa kính, có lớp cách nhiệt)

Các vật thể nóng (lò sưởi, người, đèn, bức tường, sân nung nóng…) cũng phát ra bức xạ hồng ngoại với bước sóng trên 2.5 micromet.

Sự khác biệt giữa bức xạ nhiệt mặt trời sóng ngắn (<2.5 micromet) và bức xạ nhiệt sóng dài (>2.5 micromet) là rất quan trọng trong lĩnh vực kiến trúc vì 2 sóng này có ứng xử hoàn toàn khác biệt với kính. Trong khi kính có thể cho các tia bức xạ mặt trời truyền qua (bước sóng ngắn) thì lại hấp thụ hoặc phản xạ phần lớn bức xạ nhiệt từ vật thể nóng (bước sóng dài) – đây chính là hiệu ứng nhà kính mà ta hay nói đến, hiệu ứng này cũng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu nếu xét trên bình diện cả hành tinh thay vì chỉ 1 ngôi nhà.

Dạng 3: Truyền Nhiệt Tiếp Xúc Do Chênh Lệch Nhiệt Độ Không Khí

Đây là dạng nhiệt truyền qua kính từ không khí ở phía nóng hơn sang phía lạnh hơn. Dạng truyền nhiệt này phụ thuộc vào mức độ chênh lêch nhiệt không khí giữa hai bên kính và liên quan tới chỉ số: U-value.

Dạng truyền nhiệt này cần được quan tâm lưu ý hơn tại các vùng khí hậu cần sưởi ấm, có chênh lệch nhiệt độ lớn trong nhà và ngoài nhà vào mùa lạnh như vùng núi phía bắc, (thành phố Sapa, Đà Lạt…) hay vào mùa đông tại các vùng núi, đồng bằng bắc bộ. Các giải pháp kiến trúc bao gồm:

  • Giảm tỉ lệ kính trên tường WWR
  • Sử dụng kính có chỉ số U thấp (cho cả kính và khung)
  • Tấm cách nhiệt linh động cho kính vào ban đêm tại khí hậu lạnh (như dạng cửa sổ cánh, cửa cuốn đóng kín lắp bên ngoài cửa kính, có lớp cách nhiệt)

Dạng 4: Truyền Nhiệt Do Không Khí Chuyển Động Đối Lưu Trên Bề Mặt Kính

Đây là dạng nhiệt truyền bởi dòng không khí chuyển động đối lưu trên bề mặt kính, góp phần mang nhiệt đi khỏi kính. Nhiệt truyền qua phụ thuộc vào tốc độ gió: tốc độ gió càng cao thì mức độ trao đổi nhiệt tăng lên. Dạng truyền nhiệt này liên quan tới chỉ số U-Value.

Truyền nhiệt từ bề mặt kính tới lớp không khí xung quanh sẽ do cả truyền nhiệt tiếp xúc và đối lưu. Đối với kính 2 lớp, không khí giữa 2 lớp kính chuyển động đối lưu cũng làm gia tăng mức độ truyền nhiệt từ bề mặt nóng hơn sang bề mặt lạnh hơn.

Dạng truyền nhiệt này cần lưu ý hơn tại vùng khí hậu cần sưởi ấm vào mùa đông. Giải pháp kiến trúc bao gồm chọn kính 2 lớp có không khí giữa 2 mặt kính bằng khí trơ Argon, Kyrton hay chân không. Khu vực bắc Âu thậm chí dùng tới hệ kính 3 lớp.

Dạng 5: Rò Rỉ Không Khí

Nguyên nhân dạng truyền nhiệt này bởi khung kính không kín hoàn toàn, các khe hở khiến không khí lạnh bị rò rỉ ra ngoài (mùa hè) và không khí lạnh tràn vào nhà (mùa đông). Nhiệt truyền qua phụ thuộc vào chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài nhà và diện tích khe hở. Dạng truyền nhiệt này liên quan chỉ số AL (Air leakage)

Dạng truyền nhiệt này thường xảy ra tại công trình dân dụng, nhà riêng. Để tránh hiện tượng rò rỉ khí qua kính cần lưu ý:

  • Sử dụng kính có gioăng cao su
  • Sử dụng kính hộp IGU (Insulating Glazing Unit)
  • Quy trình lắp dựng đảm bảo của được thi công kín khít

Bài viết nằm trong chuỗi các bài viết các thông số kỹ thuật công trình xanh bằng hình ảnh, nhằm mang lại kiến thức kỹ thuật cho người làm nghề theo cách dễ hiểu. Mời các bạn đón đọc các bài tiếp theo của Edeec trong series tìm hiểu chi tiết các chỉ số kỹ thuật công trình cho lớp vỏ bao che kính, tường mái, hệ thống kỹ thuật công trình.

Edeec

TAGGED: công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh, green building
SOURCES: Edeec
Edeec 21/02/2023
Previous Article Larva Yum – tái sinh rác hữu cơ bằng ấu trùng
Next Article TP HCM: Phát triển đô thị carbon thấp, giảm phát thải khí nhà kính
Có thể bạn quan tâm ?
WB lập quỹ tín thác mới tài trợ các dự án giảm phát thải

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 10/10 thông báo sẽ thành lập…

Hội thảo “Chuyển đổi xanh và bao trùm cho phát triển bền vững ở các nước đang phát triển”

Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các chuyên…

Nhiên liệu điện tử (E-fuels) có phải một lựa chọn “xanh”?

Dầu hỏa điện tử, e-methane hoặc e-methanol đều là những ví dụ…

Phát triển điện gió ngoài khơi vẫn khó… do thiếu hành lang pháp lý

Ngày 12/4/2023, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)…

Bộ trưởng Bộ Công thương: Quy hoạch điện VIII ưu tiên cho năng lượng tái tạo

Tại Hội nghị Thủ tướng gặp mặt các nhà đầu tư nước…

More

Sự kiệnXây dựng & Giao thông

Ngày Xe đạp Thế giới 3/6: Lan tỏa “văn hóa đạp xe” trên toàn cầu

NetZero.VN 03/06/2023
Bài viếtNăng lượng

Viễn cảnh nào cho trạm sạc ô tô điện tại Việt Nam?

NetZero.VN 02/06/2023
Bài viếtTP Hồ Chí MinhXây dựng & Giao thông

Làm giao thông không khói: Mong TP.HCM thí điểm thành công

NetZero.VN 31/05/2023
Bài viếtNăng lượng

Bốn vấn đề nan giải của ngành điện

NetZero.VN 30/05/2023
Facebook Instagram Linkedin Twitter Youtube
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Blog
  • Diễn đàn
  • Multimedia
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng

Removed from reading list

Undo
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?