By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Dự án
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
  • Trang chủ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Thế giới
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Diễn đàn
    • Tuyển dụng
  • Bài viết
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Địa phương
    • Bắc Ninh
    • Cà Mau
    • Đà Nẵng
    • Đắk Lắk
    • ĐBSCL
    • Đồng Nai
    • Gia Lai
    • Hà Nội
    • Hải Phòng
    • Huế
    • Khánh Hòa
    • Lào Cai
    • Nghệ An
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • TP Hồ Chí Minh
  • Dự án
  • Multimedia
    • Podcasts
    • Videos
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Nông - Lâm nghiệp > Viễn cảnh tài chính carbon rừng
Bài viếtNông - Lâm nghiệpTài chính

Viễn cảnh tài chính carbon rừng

Thời gian thí điểm thị trường tín chỉ carbon đến gần, nhiều doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc, chờ tới khi cơ chế được ban hành.

NetZero.VN 11/03/2025
SHARE
Giao dịch carbon trên thị trường không chỉ tính riêng giá trị carbon mà còn đi kèm các giá trị đồng lợi ích về xã hội và môi trường. (Ảnh minh họa: shutterstock.com)

Hơn 1 năm trước, FPT Software tham gia dự án “trồng mới 1 tỉ cây xanh”, coi đó là giải pháp tốt trong lộ trình cắt giảm 15,8% tổng lượng khí thải nhà kính vào năm 2030, nền tảng quan trọng để Tập đoàn đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2040, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu quốc gia. FPT Software có khả năng không thể tận dụng cơ chế chính sách để đảm bảo lộ trình này đúng tiến độ.

Trong các cuộc thảo luận với phía quản lý nhà nước và các nhà nghiên cứu về lâm nghiệp, bà Nguyễn Thị Mai Anh, cán bộ pháp chế của FPT Software, nói rằng: “Chưa biết làm thế nào để được ghi nhận hạn ngạch phát thải”. Bà thậm chí còn tính đến việc liên hệ với các địa phương và nhà đầu tư lâm nghiệp để tìm kiếm giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc đang tồn tại.

Việc chưa có cơ chế, chính sách quy định về ghi nhận lượng phát thải của doanh nghiệp thông qua tín chỉ caron đang thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh sức ảnh hưởng lớn lao của thể chế. Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xét đến 4 thách thức lớn liên quan đến khung pháp lý chưa hoàn thiện, cơ chế xác định quyền sở hữu tín chỉ carbon rừng, chia sẻ lợi ích rừng và quản lý nguồn lợi chưa rõ ràng.

Bên cạnh nguồn lực tài chính hạn chế, hệ thống theo dõi, báo cáo và xác minh đang phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu về sự minh bạch của chính sách để đạt được sự công nhận của thị trường quốc tế. Tuy nhiên, với việc Chính phủ đang chuẩn bị kế hoạch phát triển thị trường carbon nội địa, dự kiến thí điểm từ tháng 6/2025 trước khi hoạt động chính thức từ năm 2029, ông cảm nhận rõ rằng áp lực đang dần tăng cao.

Trong những tháng qua, Chính phủ và các thành viên liên quan đang cố gắng tìm kiếm mô hình tài chính mới để xây dựng khả năng chống chịu và khử carbon cho giai đoạn 2022- 2040, lên tới 368 tỉ USD theo tính toán của World Bank, vốn là hợp phần bị doanh nghiệp trong nước bỏ trống. Các công ty nước ngoài, đặc biệt là Nhật, vốn được hưởng lợi từ chính sách năng lượng sạch của Chính phủ và thúc đẩy bởi 3 sàn giao dịch carbon đang hoạt động ở trong nước, đã nắm bắt cơ hội tốt hơn doanh nghiệp nội địa. Chỉ tính riêng EREX, một tập đoàn năng lượng của Nhật đang có 16 dự án ở Việt Nam, liên kết với một loạt doanh nghiệp trong nước để cung cấp nguyên liệu đầu vào sản xuất viên nén gỗ.

VinaCapital, đang sở hữu Quỹ VinaCarbon, cũng nhanh chóng lên kế hoạch tham gia vào thị trường tín chỉ carbon Việt Nam, không che giấu tham vọng đầu tư vào hệ sinh thái rừng, tập trung vào 4 cấu phần. Thứ nhất, kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, ưu tiên rừng gỗ lớn. Ví dụ, kéo dài thời gian sinh trưởng cây keo từ 6 năm lên 9 năm để lưu trữ được nhiều carbon hơn. Thứ 2, điều chỉnh chuỗi sản xuất tiếp theo để tạo ra sản phẩm phù hợp với các thị trường Nhật, Hàn và EU trên cơ sở tạo ra nguồn gỗ chất lượng tốt hơn. Thứ 3, tăng cường sản xuất các phụ phẩm từ rừng để lưu trữ hàm lượng carbon, trong đó có hợp tác với đối tác đến từ Úc để phát triển công nghệ than sinh học từ nguyên liệu cây khô. Thứ 4, phát triển du lịch sinh thái rừng, một cách tạo việc làm cho người dân vùng trồng rừng.

Giao dịch carbon trên thị trường không chỉ tính riêng giá trị carbon mà còn đi kèm các giá trị đồng lợi ích về xã hội và môi trường. Quá trình làm việc với nhiều địa phương giúp VinaCapital nhận ra rằng, nếu chỉ trồng mới và làm giàu rừng để thu tín chỉ carbon, chắc chắn sẽ lỗ. Theo bà Phạm Châu Giang, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn VinaCapital, một trong những điều kiện để thu được nguồn lợi từ carbon, rừng trồng là phải đạt được quy mô nhất định. Diện tích rừng nhỏ từ 3.000-10.000 ha không khả thi về mặt lợi nhuận do chi phí quá lớn, thường phải 7-8 năm mới có thể thu hồi vốn.

Rừng là lĩnh vực có thể mang lại nhiều tín chỉ carbon nhất tại Việt Nam hiện nay nhưng sự hứng khởi này đang gây áp lực lên các kế hoạch mở rộng, khoanh nuôi và làm giàu rừng. Khác với giai đoạn 2011-2018, khi bình quân rừng Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính đạt 18,3 triệu tấn CO2/năm do ngăn ngừa suy thoái và mất rừng, ông Hà Công Tuấn, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, cảnh báo từ nay đến năm 2030, tổng phát thải từ rừng có thể chỉ là 8-10 triệu tấn do 80% trồng lại rừng đã khai thác nên tỉ lệ tăng không lớn, quỹ đất dành cho lâm nghiệp đang hẹp dần, trong khi khoảng 3,3 triệu ha trong tổng số 14,7 triệu ha đất rừng hiện nay chưa có chủ thực sự, đang tạm giao cho các địa phương quản lý. Như vậy, có nhiều việc phải làm mới có thể bán được tín chỉ rừng. Hoàn thiện chính sách là điều kiện tiên quyết, còn ngồi chờ đến năm 2029 để tham gia giao dịch lại không phải là cách làm hay.

Nguyễn Vân

TAGGED:thị trường carbontín chỉ carbon rừng
SOURCES:Nhịp cầu Đầu tư
Previous Article Con đường phát triển xanh của quốc gia duy nhất thế giới đảo ngược nạn phá rừng, với 99% năng lượng tái tạo
Next Article Rừng ngập mặn đóng góp gì cho hành trình Net Zero của Việt Nam?
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật
Phụ phẩm nông nghiệp trở thành động lực cho sản phẩm xanh “Made in Việt Nam”

Khi các cam kết trung hòa carbon đang dịch chuyển từ khẩu…

Hoàn thiện pháp luật về hệ thống lưu trữ năng lượng tại Việt Nam: “Cuộc đua” về công nghệ và thể chế để đạt Net Zero

Khoảng trống tiêu chuẩn kỹ thuật Luật Điện lực sửa đổi năm…

Nhà đầu tư xem xét “trừng phạt” doanh nghiệp rút lại chính sách ESG

Sau khi bị phản đối mạnh mẽ ở Mỹ, các quy định…

Tạo động lực chuyển đổi xanh từ thị trường carbon

Phát triển thị trường carbon theo hướng bền vững Theo đánh giá…

Triển khai dự án carbon rừng, cấp tín chỉ carbon rừng: Cần rõ khung pháp lý

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn…

Việt Nam hướng thành trung tâm xuất khẩu điện khu vực

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh không chỉ…

Chi phí điện năng quy dẫn (LCOE) cho năng lượng tái tạo và đề xuất tiêu chí thay thế trong bối cảnh Việt Nam

Trong Báo cáo chuyên đề “Đánh giá tiêu chí Chi phí điện…

SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero

Sự kiện do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng UBND…

Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu

Khi các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt, các…

Kinh tế xanh, “chìa khóa” để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng

Quyết định mới đây của Ủy ban nhân dân TP.HCM về việc…

Xem thêm

Chính sáchNông - Lâm nghiệpTin tức

Mức chi trả, giá trao đổi, chuyển nhượng dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng

VnEconomy 24/06/2025
Chính sáchTài nguyên & Môi trườngTin tức

Thí điểm thị trường carbon: có thể không kịp vào tháng Sáu

The Saigon Times 30/05/2025
Chính sáchTài chínhTin tức

Bộ Tài chính triển khai kế hoạch phát triển thị trường carbon

NetZero.VN 29/05/2025
Tài nguyên & Môi trườngTin tức

150 doanh nghiệp tham gia thị trường carbon Việt Nam

The Saigon Times 21/05/2025
Facebook Instagram Linkedin Twitter Youtube
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Dự án
  • Multimedia
  • Diễn đàn
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account