By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
    MultimediaShow More
    [HTV] Phóng sự: Net Zero từ Di sản
    NetZero.VN 11/03/2025
    VTV – Tạp chí Kinh tế đặc biệt 2025: “Net Zero – Quỹ đạo Mới”
    NetZero.VN 30/01/2025
    Hợp tác giảm phát thải, hướng tới Net Zero
    NetZero.VN 05/01/2025
    Net Zero Talks 03 / Du lịch: Câu chuyện Làng Nhỏ
    NetZero.VN 31/10/2024
    Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi
    NetZero.VN 09/10/2024
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Notification Show More
Font ResizerAa
NetZero.VN - Net Zero Viet NamNetZero.VN - Net Zero Viet Nam
Font ResizerAa
  • Tiếng Việt
    • English
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
    • Sự kiện
    • Cà phê Net Zero
    • Meet The Experts
    • Net Zero Talks
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Bài viết
  • Dự án
  • Diễn đàn
    • Net Zero
    • Phát triển bền vững
    • Thị trường carbon
    • Năng lượng tái tạo
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống – Xã hội
  • Lĩnh vực
    • Chính sách
    • Công nghiệp
    • Giáo dục & Truyền thông
    • Khoa học & Công nghệ
    • Năng lượng
    • Nông – Lâm nghiệp
    • Phát triển bền vững
    • Tài chính
    • Tài nguyên & Môi trường
    • Văn hóa, Thể thao, Du lịch
    • Xây dựng & Giao thông
    • Các lĩnh vực khác
  • Multimedia
    • Videos
    • Podcasts
  • Tài liệu
    • Bài thuyết trình
    • Báo cáo
    • Sách / Kỷ yếu
    • Văn bản pháp luật
Follow US
© 2023-2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
NetZero.VN - Net Zero Viet Nam > Lĩnh vực > Nông - Lâm nghiệp > EU xếp Việt Nam vào nhóm có rủi ro phá rừng thấp
Nông - Lâm nghiệpThế giớiTin tức

EU xếp Việt Nam vào nhóm có rủi ro phá rừng thấp

140 quốc gia bao gồm Việt Nam được Ủy ban châu Âu (EC) phân loại có rủi ro phá rừng thấp. Động thái này sẽ giúp quy trình thẩm định chuỗi cung ứng chống phá rừng đơn giản hơn, giảm gánh nặng hành chính, chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và nhà nhập khẩu ở châu Âu đối với bảy mặt hàng chính gồm ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và gia súc (bò) và gỗ.

The Saigon Times 25/05/2025
SHARE
Một khu vực rừng bị phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp ở Humaitá, bang Amazonas, Brazil. EU phân loại Brazil có rủi ro phá rừng ở mức tiêu chuẩn cùng với Malaysia và Indonesia. (Ảnh: Getty Images)

Hôm 22/5, EC chính thức công bố bảng xếp hạng rủi ro chống phá rừng đối với các đối tác thương mại nhằm thực hiện Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR). Quy định này yêu cầu các bên liên quan phải phải chứng minh bảy mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu vào EU gồm dầu cọ, đầu nành, gỗ, ca cao, cà phê, gia súc (bò) và cao su không được sản xuất từ đất rừng bị phá sau năm 2020. Quy định có hiệu lực đối với doanh nghiệp lớn vào cuối năm 2025 và doanh nghiệp nhỏ kể từ tháng 6/2026.

Tổng cộng có 140 quốc gia được xếp loại rủi ro phá rừng thấp, bao gồm tất cả các quốc gia thành viên EU. Việt Nam cũng nằm trong danh sách này.

Khoảng 50 quốc gia bao gồm Indonesia và Malaysia, hai nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu, cũng như Brazil, nhà sản xuất đậu nành và thịt bò lớn, được phân loại rủi ro phá rừng ở mức tiêu chuẩn (trung bình).

Chỉ có bốn quốc gia được đánh giá có rủi ro phá rừng cao gồm Belarus, CHDCND Triều Tiên, Myanmar và Nga. Theo Global Forest Watch, từ năm 2020 đến năm 2024, Nga đã mất 5,59 triệu hecta rừng tự nhiên. Theo tổ chức phi chính phủ Earthsight, các quốc gia này chỉ chiếm 0,07% lượng hàng hóa nhập khẩu vào EU có liên quan đến EUDR.

Phân loại rủi ro phá rừng có thể thay đổi và đợt đánh giá lại theo định kỳ được EC lên lịch vào năm 2026.

Việc một quốc gia được phân loại là rủi ro cao, tiêu chuẩn hay thấp về phá rừng có thể ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định tìm nguồn cung ứng hàng hóa của châu Âu.

Các quốc gia được xếp hạng rủi ro phá rừng thấp sẽ được hưởng quy trình thẩm định chuỗi cung ứng đơn giản hơn, giảm gánh nặng hành chính và chi phí cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn, tỷ lệ kiểm tra hàng năm đối với số doanh nghiệp đưa bảy mặt hàng trên vào EU chỉ là 1%, giúp giảm thời gian và chi phí xuất khẩu. Tỷ lệ này sẽ tăng lên lần lượt 3% và 9% đối với các quốc gia có rủi ro phá rừng tiêu chuẩn và cao. Riêng đối với các quốc gia có rủi ro cao, nhà chức trách cũng sẽ kiểm tra 9% lượng hàng của mỗi sản phẩm liên quan.

Do đó, với nhà nhập khẩu của EU, việc tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia có rủi ro phá rừng thấp sẽ đơn giản hơn nhiều so với các quốc gia có rủi ro cao.

Theo EC, việc phân loại rủi ro phá rừng sẽ khuyến khích các quốc gia cải thiện tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp và giảm thiểu tác động phá rừng.

Hội đồng Dầu cọ Malaysia (MPOC) chỉ trích mạnh mẽ quyết định của EU xếp Malaysia vào nhóm quốc gia có rủi ro tiêu chuẩn, gọi động thái này là không hợp lý và gây bất lợi cho hợp tác toàn cầu về tính bền vững.

MPOC bày tỏ sự thất vọng về cách phân loại của EC, đặc biệt là khi một số quốc gia thành viên EU có hồ sơ yếu kém về bảo tồn rừng được phân loại rủi ro thấp về phá rừng

Dato’ Carl Bek-Nielsen, Chủ tịch MPOC nhấn mạnh sự không nhất quán trong cách tiếp cận của EC.

“Các công ty dầu cọ và hộ nông dân nhỏ của Malaysia đã có những bước tiến đáng kể trong việc giảm thiểu tình trạng mất rừng và suy thoái rừng nguyên sinh, đặc biệt là thông qua chương trình chứng nhận Dầu cọ bền vững Malaysia (MSPO) được triển khai từ năm 2020”, ông nói.

Tổ chức môi trường Mighty Earth mô tả bảng phân loại rủi ro phá rừng của EC là “một trò hề”, lập luận rằng nhiều quốc gia có mức độ phá rừng tồi tệ nhất đã không bị đưa ra danh sách quốc gia có rủi ro cao.

Tổ chức này phản đối việc xếp hạng rủi ro thấp dành cho Canada, Ghana, Papua New Guinea và Romania vì bỏ qua bằng chứng về nạn phá rừng, suy thoái rừng liên quan đến các hàng hóa mà EU nhập khẩu từ các quốc gia đó.

“Danh sách rủi ro phá rừng được công bố hôm nay cho thấy rằng EC phân loại dựa trên sự thiên vị và mặc cả chính trị”, Julian Oram, giám đốc chính sách của Mighty Earth nói.

Khánh Lan (Food Navigator, Business Today)

TAGGED:phá rừngrủi ro phá rừng
SOURCES:KTSG Online
Previous Article Từ biểu tượng của thảm họa hạt nhân, Fukushima hướng tới tương lai xanh
Next Article Ô nhiễm ánh sáng làm chậm tiến trình Zero Carbon ở các siêu đô thị
Leave a review Leave a review

Leave a Review Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Mới cập nhật
Triển khai nền tảng lưu trữ năng lượng Pin cho các nền kinh tế các-bon thấp

Ngày 12/6, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Liên minh…

Shinec công bố giải pháp số quản lý phát thải carbon, hướng tới mục tiêu Net Zero

Phát biểu tại lễ công bố, ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch…

HDF (Energy) và VIMC hợp tác phát triển ứng dụng công nghệ hydrogen xanh

Ngày 11/6, tại thủ đô Paris, nhân chuyến thăm chính thức của…

Tập đoàn năng lượng Pháp đề xuất tham gia dự án điện hạt nhân tại Việt Nam

Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà…

Nhà máy nhiệt điện, xi măng, thép được phân bổ hạn ngạch phát thải cụ thể theo từng giai đoạn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 119/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ…

Kinh tế carbon thấp: Việt Nam đã thực sự sẵn sàng đến đâu?

Cam kết mạnh mẽ từ hội nghị đến thực tế Tại Hội…

Đại hội thành lập Hội Doanh nghiệp Xanh TPHCM (HGBA)

Đại hội thành lập Hội Doanh nghiệp Xanh TPHCM (HGBA) diễn ra…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh về đồng bằng châu thổ thế giới

Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh có gần 100 đại biểu là…

Nhiên liệu eFuel sẽ là giải pháp xanh cho động cơ xăng?

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang trong xu hướng điện…

ESG và việc tuân thủ lao động: Từ “nỗi ám ảnh” đến cơ hội đổi đời của doanh nghiệp Việt Nam

Từ một khái niệm mới mẻ vài năm trước, “ESG” đã xuất…

Facebook Instagram Linkedin Twitter Youtube
NETZERO.VN
  • Giới thiệu
  • Đội ngũ
  • Đối tác
  • Liên hệ
  • Quảng cáo
Thông tin
  • Blog
  • Diễn đàn
  • Multimedia
  • Tuyển dụng
  • Newsletter

Đăng kí miễn phí

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Tham gia cộng đồng
© 2025 NetZero.VN | Net Zero VietNam JSC. All Rights Reserved.
Welcome Back!

Sign in to your account